Hạch Toán Kế Toán Bán Hàng – Tài Khoản 511 Chi Tiết
I. Các Tài Khoản Sử Dụng Trong Kế Toán Bán Hàng
1. Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
– Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
– Kết cấu TK 511: Thuộc nhóm nguồn vốn:
+ Số phát sinh tăng: Ghi bên Có
+ Số phát sinh giảm: Ghi bên Nợ
+ Không có số dư cuối kỳ
Bên nợ |
Bên có |
– Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm do: giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,… |
– Tăng do bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. |
Tài khoản 511 hiện có 6 tài khoản cấp 2
- TK 5111 dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa đã bán trong một kỳ kế toán của DN. Tài khoản này chỉ dùng chủ yếu cho các ngành kinh doanh hàng hóa, lương thực, vật tư,…
- TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này được dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của DN. TK 5112 thường được dùng chủ yếu cho các DN sản xuất vật chất như: Nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,…
- TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này được dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàng thành và đã cung cấp cho khách hàng, được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của DN.
- TK 5114 – Doanh thu trợ giá, trợ cấp: Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ giá, trợ cấp của Nhà nước khi DN thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
- TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Đây là tài khoản dùng để phản ánh doanh thu cho thuê BĐS đầu tư và doanh thu bán hoặc thanh lý BĐS đầu tư.
- TK 5118 – Doanh thu khác
2. Tài khoản 521: Các khoản giảm trừ doanh thu
– Dùng để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ cho người mua hàng được tính giảm trừ vào doanh thu hoạt động kinh doanh: chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại, và các khoản giảm giá hàng bán cho người mua trong kỳ.
– Kết cấu TK 521: Thuộc nhóm nguồn vốn
- Số phát sinh tăng: Ghi bên Có
- Số phát sinh giảm: Ghi bên Nợ
- Không có số dư cuối kỳ
Có số phát giảm bên Nợ, phát sinh tăng bên Có; không số dư cuối kỳ.
Bên nợ |
Bên có |
– Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính vào nợ phải thu của khách hàng; – Các khoản giảm giá hàng bán. |
– Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
|
Doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản này gồm 3 tài khoản cấp 2:
- TK 5211 – Chiết khấu thương mại
- TK 5212 – Hàng bán bị trả lại
- TK 5213 – Giảm giá hàng bán
3. Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
– Dùng để phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán trong kỳ.
– Kết cấu TK 632: Thuộc nhóm tài sản
- Số phát sinh tăng: Ghi bên Nợ
- Số phát sinh giảm: Ghi bên Có
- Không có số dư cuối kỳ
Bên nợ |
Bên có |
– Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trong kỳ |
– Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại – Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trong kỳ sang TK 911 “ Xác định KQKD”. |
4. Tài khoản 156: Hàng hóa
– Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hóa bất động sản.
– Kết cấu TK 156: Thuộc nhóm tài sản
+ Số phát sinh tăng: Ghi bên Nợ
+ Số phát sinh giảm: Ghi bên Có
+ Số dư cuối kỳ: Ghi bên Nợ
Bên nợ |
Bên có |
– Giá trị của hàng hóa mua vào (bao gồm cả các loại thuế không được hoàn lại: thuế NK, thuế TTĐB của hàng NK, thuế GTGT của hàng NK…) |
– Giá trị của hàng hóa bán ra. |
5. Tài khoản 157: Hàng gửi đi bán
– Được sử dụng để theo dõi giá trị của hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi đã hoàn thành bàn giao cho người mua nhưng chưa được xác định là tiêu thụ.
– Kết cấu TK 157: Thuộc nhóm tài sản
- Số phát sinh tăng: Ghi bên Nợ
- Số phát sinh giảm: Ghi bên Có
- Số dư cuối kỳ: Ghi bên Nợ
Bên nợ |
Bên có |
– Trị giá hàng hóa đã chuyển bán hoặc giao cho cơ sở đại lý. – Giá thành dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. |
– Trị giá hàng hóa, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ. – Trị giá hàng hóa bị bên mua trả lại. |
6. Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng
– Dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ.
– Kết cấu TK 131: Thuộc nhóm tài sản.
Lưu ý:
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.
Bên nợ |
Bên có |
– Là số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ. |
– Là số tiền khách hàng đã trả nợ; đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng; các khoản giảm giá hàng bán, người mua trả lại hàng, hoặc số tiền chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại cho người mua. |
* Ngoài ra kế toán nghiệp vụ bán hàng còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như:
– TK 111: Tiền mặt
– TK 112: Tiền gửi ngân hàng
– TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
– TK 641: Chi phí bán hàng ( Thông tư 200)
– TK 642: Chi phí quản lý
Xem thêm:
- Bảng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 đầy đủ nhất
II. Sơ Đồ Hạch Toán Trong Kế Toán Bán Hàng
Các bạn tham khảo sơ đồ hạch toán của một Doanh Nghiệp dưới đây để có cái nhìn khái quát nhất về cách hạch toán kế toán bán hàng:
III. Trình Tự Hạch Toán Kế Toán Bán Hàng Theo Quy Định
1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.1. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
a. Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho
– Nghiệp vụ 1: Ghi nhận tổng giá tính toán của hàng bán
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (5111)
Có TK 3331 (33311)
– Nghiệp vụ 2: Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng xuất bán
Nợ TK 632
Có TK 156
– Nghiệp vụ 3: Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp về hàng đã bán (nếu có)
Nợ TK 511 (5111)
Có TK 333 (3332, 3333)
– Nghiệp vụ 4: Khi bên mua được hưởng chiết khấu thanh toán; kế toán phản ánh:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 131
Có TK 338 (3388)
– Nghiệp vụ 5: Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, kế toán ghi.
Nợ TK 521
Nợ TK 3331 (33311)
Có TK 111 , 112, 311, 131…
– Nghiệp vụ 6: Trường hợp phát sinh khoản giảm giá hàng bán
Nợ TK 532
Nợ TK 3331 (33311)
Có TK 111, 112, 311, 131, 3388
b. Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng
– Nghiệp vụ 1: Trị giá mua thực tế của hàng gửi bán
Nợ TK 157
Có TK 156 (1561)
– Nghiệp vụ 2: Giá trị bao bì kèm theo tính giá riêng
Nợ TK 138 (1388)
Có TK 153 (1532)
»»» Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Online – Tương Tác Trực Tiếp Cùng Giảng Viên Kế Toán Trưởng Trên 10 Năm Kinh Nghiệm
– Nghiệp vụ 3: Khi bên mua chấp thanh toán hoặc thanh toán
Bút toán 1: Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (5111)
Có TK 3331 (33311)
Bút toán 2: Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 157
– Nghiệp vụ 4: Khi thu hồi hàng bán bị trả lại
Nợ TK 156 (1561)
Có TK 157
– Nghiệp vụ 5: Trường hợp thiếu hụt hàng hoá gửi bán chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 138 (1381)
Có TK 157
– Nghiệp vụ 6: Hàng đã xác định là tiêu thụ mà thiếu hụt mất mát chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 138 (1381)
Có TK 632
– Nghiệp vụ 7: Khi có quyết định xử lý kế toán ghi
Nợ TK 138 (1388), 334, 641, 632, 811…
Có TK 138( 1381)
– Nghiệp vụ 8: Trường hợp hàng thừa khi bàn giao cho bên mua
Nợ TK 157
Có TK 338 (3381)
– Nghiệp vụ 9: Khi xác định được nguyên nhân thừa
Nợ TK 338 (3381)
Có TK 156, 641, 711
Trường hợp bán hàng có chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại kế toán hạch toán tương tự như bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho.
Cuối kỳ kế toán tính và kết chuyển doanh thu thuần của số hàng thực tế trong kỳ:
Nợ 511
Có 911
c. Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp
– Nghiệp vụ 1: Ghi nhận tổng giá thanh toán:
Nợ TK 157
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 331, 111, 112, 311…
– Nghiệp vụ 2: Ghi nhận doanh thu bán hàng
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 511 (5111)
Có TK 3331 (33311)
Các bút toán khác còn lại liên quan đến hàng tiêu thụ hạch toán giống như theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho.
Cuối kỳ kế toán tính và kết chuyển doanh thu thuần của số hàng thực tế trong kỳ:
Nợ 511
Có 911
d. Bán lẻ hàng hoá
– Cuối ngày, trên cơ sở Bảng kê bán lẻ hàng hoá và giấy nộp tiền của cơ sở bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu và thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng bán lẻ bằng bút toán sau:
+ Nghiệp vụ 1: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111: Tổng số tiền bán lẻ đã nộp vào quỹ
Nợ TK 112, 113: Tổng số tiền bán lẻ nộp vào Ngân hàng đã nhận hoặc chưa nhận đựơc giấy báo Có
Có TK 511 (5111): Doanh thu bán hàng theo giá bán không gồm thuế GTGT
Có TK 333 (33311): Thuế GTGT phải nộp của hàng bán
– Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào Báo cáo bán hàng, kế toán xác định trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán trong ngày:
Nợ TK 632: Trị giá vốn của hàng bán
Có TK 156 (1561): Trị giá thực tế của hàng xuất bán
– Trong thực tế, khi bán lẻ hàng hoá thường phát sinh các trường hợp nhân viên bán hàng nộp thiếu hoặc thừa tiền hàng so với lượng hàng đã bán:
+ Trường hợp nhân viên bán hàng nộp thiếu tiền: Do ở quầy hàng bán lẻ, nhân viên bán lẻ là người chịu trách nhiệm vật chất đối với hàng và tiền hàng bán ra nên khi thiếu tiền bán hàng, nhân viên bán hàng phải bồi thường, còn doanh thu của doanh nghiệp vẫn phản ánh theo giá bán ghi trên hoá đơn hoặc báo cáo bán hàng. Riêng đối với những hàng hoá có tỷ lệ hao hụt định mức trong khâu bán, khi nộp thiếu tiền hàng, số tiền thiếu có thể đưa vào tài sản thiếu chờ xử lý (TK 1381) mà chưa bắt bồi thường ngay, kế toán phản ánh như sau:
– Nghiệp vụ 3: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111, 112, 113: Tổng số tiền nhân viên bán hàng đã nộp
Nợ TK 138 (1388): Số tiền thiếu nhân viên bán hàng phải bồi thường
Nợ TK 138 (1381): Số tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý
Có TK 511 (5111): Doanh thu bán hàng (không gồm thuế GTGT)
Có TK 333 (33311): Thuế GTGT phải nộp
+ Trường hợp nhân viên bán hàng nộp thừa tiền: Trường hợp thừa tiền có thể phát sinh do các nguyên nhân như: Do người mua trả thừa, do bán hàng có định mức thừa, hay do làm tròn số khi thu tiền hàng….Khi phát sinh nộp thừa tiền, kế toán phản ánh như sau:
– Nghiệp vụ 4: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111, 112, 113: Tổng số tiền nhân viên bán hàng đã nộp
Có TK 511 (5111): Doanh thu bán hàng theo giá bán không có thuế GTGT
Có TK 333 (33311): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711: Số tiền thừa quyết định ghi tăng thu nhập
Có TK338 (3381): Số tiền thừa chờ xử lý
Các bút toán khác liên quan đến hàng tiêu thụ (nếu có phát sinh) như: Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, phát sinh chi phí bán hàng… được hạch toán tương tự trường hợp bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp.
Xem thêm:
- Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200, 133
- Cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo quy định mới nhất
- Hạch toán giảm giá hàng bán theo Thông tư 200 và Thông tư 133
- Cách hạch toán chi phí bán hàng
e. Bán hàng đại lý
*Bên giao đại lý
– Nghiệp vụ 1: Xuất kho chuyển giao cho bên nhân đại lý
Nợ TK 157
Có TK 156
– Nghiệp vụ 2: Khi mua hàng chuyển thẳng cho bên giao nhận đại lý
Nợ TK 157
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 331, 111, 112
– Nghiệp vụ 3: Phản ánh giá mua thực tế của hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 157
– Nghiệp vụ 4: Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331 (33311)
– Nghiệp vụ 5: Phản ánh hoa hồng về cứ gửi đại lý
Nợ TK 641
Có TK 131
*Bên nhận đại lý
– Nghiệp vụ 1: Phản ánh giá thanh toán của hàng nhận bán
Ghi đơn nợ TK 003
– Nghiệp vụ 2: Phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao đại lý
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 331
– Nghiệp vụ 3: Đồng thời ghi đơn
Có TK 003
– Nghiệp vụ 4: Hoa hồng đại lý được hưởng
Nợ TK 331
Có TK 511
f. Bán hàng nội bộ
TẠI ĐƠN VỊ GIAO HÀNG
*Nếu đơn vị có sử dụng hoá đơn GTGT
– Nghiệp vụ 1: Phản ánh trị giá mua của hàng tiêu thụ nội bộ
Nợ TK 632
Có TK 156 (1561), 151,..
– Nghiệp vụ 2: Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ nội bộ
Nợ TK liên quan (111, 112, 1368,..)
Có TK 512 (5121)
Có TK 3331 (33311)
*Nếu đơn vị không sử dụng hoá đơn GTGT
– Nghiệp vụ 3: Phản ánh trị giá mua của hàng đã tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK157
– Nghiệp vụ 4: Phản ánh tổng giá thanh toán
Nợ TK 111, 112, 1368,..
Có TK 512 (5121)
Có TK 3331 (33311)
– Nghiệp vụ 5: Cuối kì tiến hành kết chuyển
Nợ TK 512 (5121)
Có TK 521, 531, 532,..
– Nghiệp vụ 6: Xác định và kết chuyển DTT nội bộ
Nợ TK 512 (5121)
Có TK 911
TẠI CƠ SỞ PHỤ THUỘC
– Nghiệp vụ 7: Ghi nhận trị giá hàng thu mua
Nợ TK 156 (1561)
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 336, 111, 112,..
– Nghiệp vụ 8: Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đã bán
Nợ TK 111, 112, 1368,..
Có TK 511 (5111)
Có TK 3331 (33311)
– Nghiệp vụ 9: Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ của hàng đã bán cùng với giá vốn của hàng tiêu thụ
Nợ TK 133 (1331)
Nợ TK 632
Có TK 156 (1561)
*Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp này, quy trình và cách thức hạch toán cũng tương tự như các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế chỉ khác trong chỉ tiêu doanh thu bao gồm cả thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Doanh thu của hàng tiêu thụ
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có 511: Doanh thu bán hàng
– Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
2. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai định kỳ
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp này, kế toán doanh thu và xác định doanh thu thuần tương tự doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chỉ khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc kết chuyển trị giá thực tế của hàng đã tiêu thụ.
Theo phương pháp kê khai định kỳ , kế toán hàng hoá được phản ánh trên tài khoản 611 “Mua hàng”
– Cuối kỳ sau khi kiểm kê xác định và kết chuyển trị giá thực tế của hàng còn lại cuối kỳ, kế toán tính và kết chuyển trị giá thực tế của hàng đã tiêu thụ trong kỳ.
Nợ 632: Trị giá thực tế của hàng đã tiêu thụ trong kỳ
Có 611: Trị giá thực tế của hàng đã tiêu thụ trong kỳ
IV. Ví Dụ Minh Họa Hạch Toán Kế Toán Bán Hàng
Ví dụ: Doanh nghiệp ABC xuất kho một lô hàng trị giá 80 triệu, giá bán khi chưa tính thuế GTGT là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10%, gửi bán đại lý hưởng 5% hoa hồng trên giá bán, thuế suất GTGT của hoa hồng là 10%. Đại lý thông báo đã bán hết toàn bộ số hàng. Sau khi trừ tiền hoa hồng cho đại lý, đại lý chuyển khoản tiền hàng cho doanh nghiệp.
Hãy nêu rõ quy trình hạch toán bán hàng gửi bán đại lý (sử dụng quyết định 48 để hạch toán)
Bài làm:
Định khoản:
– Giá trị hàng hóa gửi bán:
Nợ tài khoản 157: 80.000.000
Có tài khoản 156: 80.000.000
– Hạch toán doanh thu và giá vốn hàng mà đại lý đã bán được:
Nợ tài khoản 131: 110.000.000
Có tài khoản 511: 100.000.000
Có tài khoản 3331: 10.000.000
Nợ tài khoản 632: 80.000.000
Có tài khoản 157: 80.000.000
– Hoa hồng để trả cho đại lý là:
Nợ tài khoản 6421: 5.000.000 (100.000.000*5%)
Nợ tài khoản 1331: 500.000
Có tài khoản: 5.500.000
– Sau khi trừ tiền hoa hồng được hưởng, địa lý chuyển khoản trả tiền hàng:
Nợ tài khoản 112: 104500000
Có tài khoản 131: 104.500.000 (110.000.000 – 5.500.000)
Tham khảo thêm: Mô tả công việc của kế toán bán hàng tại doanh nghiệp