Trường hợp chứng từ vấp phải bất hợp lệ, người Xuất khẩu cần làm gì để Ngân hàng Mở LC thanh toán tiền
Khi làm nghiệp vụ thanh toán LC, có rất nhiều trường hợp công ty xuất khẩu không được thanh toán tiền hàng bởi Ngân Hàng mở LC phát hiện có những chứng từ không hợp lệ. Vậy trong trường hợp này nhà xuất khẩu cần làm gì để Ngân hàng mở LC thanh toán tiền hàng? Hãy tìm hiểu những cách xử lí dưới đây.
>>>> Bài viết liên quan:
cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200
Hệ Thống Swift Trong Thanh Toán Quốc Tế
Cách giải quyết của người Xuất khẩu khi chứng từ vấp phải bất hợp lệ, cần làm để Ngân hàng Mở LC thanh toán tiền:
Để Ngân hàng mở LC thanh toán tiền, bạn có thể thực hiện một trong số các cách dưới đây:
Cách 1: Thỏa thuận với người nhập khẩu
Nếu các sai sót này không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người NK, và LC vẫn còn hiệu lực thì người XK thoả thuận với người NK đề nghị ngân hàng Mở tu chỉnh L/C, để những sai sót của chứng từ phù hợp với nội dung của L/C được tu chỉnh.
Cách 2: Thuyết phục người NK làm Thư chấp nhận hợp lệ
Nếu các sai sót này không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người NK, và LC vẫn còn hiệu lực thì người XK thuyết phục người NK làm một Thư chấp nhận bất hợp lệ gửi đến ngân hàng Mở để đề nghị ngân hàng này thanh toán một phần/toàn bộ số tiền cho người XK. Dĩ nhiên, để làm được việc này:
- Mối quan hệ giữa người XK và người NK phải tốt học
- Mối quan hệ giữa người NK và ngân hàng Mở phải tốt. Hoặc số tiền mà người NK ký quỹ đã đủ/gần đủ 100% giá trị lô hàng. Trường hợp người NK trước đó ký quỹ quá ít, ngân hàng Mở có thể từ chối đề xuất nêu trên của người NK vì việc chấp nhận như vậy rất rủi ro cho ngân hàng Mở.
Cách 3: Yêu cầu ngân hàng Thông Báo (của nhà XK) chiết khấu bộ chứng từ.
Người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của người XK (ngân hàng thông báo) chiết khấu bộ chứng từ để nhận được tiền sớm. Nhưng thông thường ngân hàng này chỉ đồng ý chiết khấu khi bộ chứng từ đã được chấp nhận thanh toán (hối phiếu đã được ký chấp nhận) bởi ngân hàng Mở. Trong trường hợp chứng từ có sai sót nhỏ, thì người XK sẽ viết một Thư cam kết bồi thường (Letter of Idemnity) trong đó nêu rõ người XK sẽ trả lại tiền hàng cho ngân hàng Thông báo nếu ngân hàng này không được ngân hàng Mở trả tiền do bộ chứng từ bất hợp lệ. Chắc chắn, hình thức chiết khấu được sử dụng sẽ là chiết khẩu có truy đòi.
Cách 4: Làm lại mới các chứng từ có sai sót và gửi lại cho ngân hàng Mở.
Đối với các chứng từ cho người XK phát hành như: INV, PL, B/E…, việc cấp lại không quá khó khăn. Chỉ cần xuất trình chứng từ đã được cấp mới trong thời hạn xuất trình chứng từ. học xuất nhập khẩu ở đâu
Nhưng đối với các chứng từ cấp bởi bên chứ ba như: B/L, Insurance Cert, C/O, Cert of Quantity…, việc cấp lại vừa tốn phí vừa tốn thời gian, và chưa chắc được cấp lại đúng như yêu cầu của L/C. Do vậy, cách này thường là lựa chọn cuối cùng.
Cách 5: Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu.
Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình gửi bộ chứng từ đến ngân hàng Mở để thực hiện nghiệp vụ nhờ thu. Tức là, lúc này, người XK đã xoá vai trò “sở hữu” bộ chứng từ của ngân hàng Mở, ngân hàng này không được quyền gây khó dễ về mặt chứng từ nữa. Toàn quyền quyết định thanh toán thuộc về người NK. Tuy nhiên, người XK nên nhớ, lúc này, ngân hàng Mở không còn đ xóng vai trò giúp kiểm soát và khống chế chứng từầng. Người NK có thể chây ì thanh toán. Nhìn chung, cách này cũng là một giải pháp cuối cùng. Vì xét ra, rủi ro của người XK càng nhiều hơn nữa nếu gặp phải một người NK không uy tín. học xuất nhập khẩu tại tphcm
Cách 6: Chở hàng về lại nước XK, hạ giá hàng hoặc tìm khách mới và bán nó lại ở thị trường nước NK.
Cũng là cách không mong muốn nhất, người XK không thể sửa được chứng từ, không thể thuyết phục người NK hỗ trợ thuyết phục được ngân hàng Mở… dẫn tới việc ngân hàng Mở từ chối thanh toán, người mua không nhận hàng, ngân hàng thông báo không đồng ý chiết khấu thì chỉ còn cách chở hàng về lại nước XK hoặc hạ giá hàng – tìm khách mới và bán nó lại ở thị trường nước NK.