Phương Thức Thanh Toán Nhờ Thu (Collection of Payment) Là Gì?
Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế, trong đó phương thức thanh toán nhờ thu chiếm tỷ lệ khá lớn trong các giao dịch thương mại quốc tế. Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu, nhược điểm riêng, đòi hỏi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần hiểu rõ và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
Bài viết này sẽ giúp bạn biết cụ thể phương thức thanh toán nhờ thu là gì? Ưu nhược điểm và quy trình làm thanh toán nhờ thu.
>>>> Xem thêm: Quy Trình Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không: Từ A Đến Z
1. Phương thức thanh toán nhờ thu là gì?
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Từ khái niệm trên, có thể thấy phương thức thanh toán nhờ thu đã dung hòa được tính an toàn và tính rủi ro so với phương thức ứng trước và phương thức ghi sổ, mà lại giảm được chi phí so với phương thức L/C.
Các ngân hàng tham gia đều hành động với tư cách nhà ủy quyền của nhà xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người này và thu phí xử lý chứng từ. Các chi phí phát sinh và chi phí nhờ thu tính cho người ủy nhiệm.
Khác với phương thức thanh toán L/C, các ngân hàng tham gia vào phương thức thanh toán nhờ thu đều hành động với tư cách đại diện ủy quyền của nhà xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người này. Do vậy, ngân hàng chỉ thực thi trách nhiệm theo đúng chỉ thị nhờ thu mà không có bất cứ một cam kết tài chính nào đối với các bên liên quan trong giao dịch nhờ thu.
Khi tham gia thanh toán nhờ thu, các ngân hàng thường tính và thu phí xử lý chứng từ (còn gọi là hoa hồng). Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tính và thu các loại phí bổ sung khác như: phí thông báo nhờ thu, điện phí, bưu điện phí, phí lưu giữ hối phiếu đã chấp nhận và chờ bên mua thanh toán, phí trả lại bộ chứng từ không được thanh toán, phí kháng nghị hối phiếu theo yêu cầu của nhà xuất khẩu…
Về nguyên tắc, các chi phí phát sinh và chi phí nhờ thu tính cho người ủy nhiệm. Các ngân hàng thu hộ có quyền thu lại ngay mọi khoản phí từ người ủy nhiệm hoặc người gửi nhờ thu bất kể thực trạng nhờ thu như thế nào. Trong thực tế, khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nhờ thu, nhà xuất khẩu thường phải quy định rõ trong chỉ thị nhờ thu về việc thanh toán phí. Thông thường, nhà xuất khẩu chịu chi phí của ngân hàng chuyển nhờ thu, còn nhà nhập khẩu chịu chi phí của ngân hàng xuất trình. Tuy vậy, các ngân hàng liên quan vẫn được quyền đòi phí của họ và các chi phí phát sinh từ người ủy nhiệm trong bất cứ trường hợp nào.
Khi thực hiện thanh toán nhờ thu, các bên tham gia thanh toán nhờ thu thường dẫn chiếu và vận dụng bản ‘quy tắc thống nhất về nhờ thu’ – Uniform Rules for Collection – URC, do phòng thương mại quốc tế ICC soạn thảo và phát hành. Bản URC đầu tiên ra đời và có hiệu lực từ 01/01/1979 với tên gọi URC 322. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, nội dung của URC 322 đã được nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Ấn phẩm hiện đang có hiệu lực thay thế cho URC 322 là URC 522.
Tham khảo: Cách hạch toán tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo TT 133
2. Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu
1/ Người ủy nhiệm (Principal): người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng, thường là người thụ hưởng hay nhà xuất khẩu.
2/ Ngân hàng nhờ thu (Remitting bank): ngân hàng được người người ủy nhiệm ủy quyền xử lý nhờ thu, thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
3/ Ngân hàng xuất trình (Presenting bank) là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu.
4/ Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan tới nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ.
5/ Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu.
3. Lợi ích đối với các bên khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu
Nhà xuất khẩu: Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được giao cho nhà nhập khẩu ngay sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Nhà XK có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tòa nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.
Nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Đối với D/A nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến thời hạn của hối phiếu.
Đối với 2 ngân hàng: Có thu nhập từ phí nhờ thu học xuất nhập khẩu ở đâu tốt. Mở rộng tín dụng, các quan hệ với các ngân hàng khác.
Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu:
Đối với nhà xuất khẩu: Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu thì hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu. Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa đã được gửi đi trc. Nhà xuất khẩu có thể kiện nhưng sẽ tốn nhiều thời gian.
Đối với nhà nhập khẩu: Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại (nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ.
Ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận dc tiền từ ngân hàng thu hộ thì ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu.
Ngân hàng thu hộ: nếu ngân hàng này chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và không thanh toán.
4. Phân loại phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment)
Có 2 cách phân loại thanh toán nhờ thu phổ biến, căn cứ vào các yếu tố khác nhau:
Căn cứ vào thời hạn trả tiền:
Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này quy định người mua/ người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.
Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.
Căn cứ vào bộ chứng từ thanh toán:
Nhờ thu hối phiếu trơn: Bộ chứng từ Nhờ thu chỉ gồm Hối phiếu và Yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng của người xuất khẩu.
Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ: Bộ chứng từ Nhờ thu ngoài Hối phiếu, Yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng còn có bộ chứng từ gửi hàng. Khi đó người nhập khẩu nếu muốn nhận chứng từ thì sẽ phải thanh toán (D/P) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (D/A).