Kinh doanh online cần đóng những loại thuế gì
Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Kinh doanh online cần đóng những loại thuế gì

Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng như các cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như sức ảnh hưởng của các trang mạng xã hội thì kinh doanh online vô cùng phát triển và thu được một nguồn lợi nhuận không hề nhỏ. Và vấn đề đóng thuế cho Nhà nước chưa thực sự rõ ràng. Để biết rõ thêm về vấn đề này,  bài viết sau đây xin chia sẻ với các bạn Kinh doanh online cần đóng những loại thuế gì? 

kinh-doanh-online

 >>>> Xem thêm: Hóa đơn đầu vào không đúng thời điểm

Quy định sử dụng hóa đơn điện tử đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ

Quy Định Lệ Phí Môn Bài – Mức Lệ Phí Môn Bài Mới Nhất

I Kinh doanh online cần đóng những loại thuế gì ?

1. Những đối tượng kinh doanh online phải đóng thuế bao gồm

Tất cả những những cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (bán hàng qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube…) sẽ phải tiến hành kê khai các thông tin về hoạt động kinh doanh của mình đối với cơ quan thuế.

Chi cục thuế sẽ gửi tin nhắn tới những đối tượng nêu trên để thông báo về vấn đề này. Những cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh online mà chưa đăng ký thuế thì cần phản hồi lại thông tin lại cho cơ quan thuế  được biết theo mẫu khảo sát được đăng tải trên website của cơ quan thuế vụ thuế khi kinh doanh online

Chi cục thuế sẽ gửi tin nhắn tới những đối tượng nêu trên để thông báo về vấn đề này

Bên cạnh đó, những người tham gia hoạt động kinh doanh online còn phải trả lời các thông tin bao gồm địa chỉ kinh doanh, sản phẩm kinh doanh và mức doanh thu trong năm trước đó. Mức doanh thu này được  sẽ chia thành hai đề mục là  doanh thu trên 100 triệu đồng hoặc doanh thu dưới 100 triệu đồng.

Với việc tham gia các hoạt động khảo sát đối với những cá nhân, doanh nghiệp đã đăng ký thuế cũng sẽ giúp họ giảm bớt những phiền toái đáng tiếc sau này. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử mà không chấp hành việc đăng ký, kê khai thuế, những trường hợp này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh online

2.1. Thuế môn bài

– Với quy định về lệ phí môn bài năm 2017 thì các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn lệ phí môn bài.

– Về mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nghị định quy định, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100tr như sau:

Mức thuế Môn bài áp dụng đối với các đối tượng nêu trên như sau:
bậc thuế thu nhập 1 tháng  mức thuế cả năm 
1 trên 1500.000đ 1.000.000
2 từ 1000.000- 1500.000 750.000
3 từ 750.000-1000.000 500.000
4 từ 500.000-750.000 300.000
5 từ 300.000- 500.000 100.000
6 bằng hoặc thấp hơp 300.000 50.000

 Biểu thuế Môn bài áp dụng đối với các đối tượng

Xem thêm: Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế môn bài 2024? Chậm nộp thuế môn bài 2024 bị xử phạt như thế nào?

Những lưu ý quan trọng về hóa đơn GTGT

2.2  Thuế khoán

* Nguyên tắc áp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư 92/2015/TT-BTC
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm…”

Vậy nếu doanh thu của bạn dưới 100 triệu đồng/năm vậy bạn sẽ chỉ phải nộp thuế môn bài như đã nêu trên.

ban-hang-online

Kinh doanh online cần đóng những loại thuế gì

Nếu doanh thu của bạn đạt từ 100 triệu đồng/năm vậy bạn sẽ phải nộp thêm thuế khoán hàng tháng/quý gồm 2 loại sau: thuế GTGT và thuế TNCN với hình thức bán hàng online như bạn thuộc đối tượng theo hướng dẫn của thông tư 92 là 

 “- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5% .”

Cách tính thuế được áp dụng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp=Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp=Doanh thu tính thuế TNCNxTỷ lệ thuế TNCN

2.3 Thuế TNCN, thuế GTGT

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, nếu là “cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật” và “không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống” thì phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.

Theo đó, nếu có thu nhập từ kinh doanh quần áo từ trên 100 triệu đồng/năm trở lên thì số thuế GTGT và thuế TNCN bạn phải nộp được xác định theo quy định tại Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

Số thuế GTGT phải nộp=Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp=Doanh thu tính thuế TNCNxTỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Nếu cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN đối với trường hợp phân phối hàng hóa (bán quần áo) của bạn được xác định với mức thuế suất sau: tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.

Như vậy, với bài viết trên đây các bạn đã biết được khi kinh doanh online cần phải đóng những loại thuế gì rồi phải không.