Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kế toán

Mẫu Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Theo Quy Định Mới Nhất

1. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?  

Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản chấm dứt việc thục hiện thoả thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng từ trước đó.   

Căn cứ theo quy định tại Điều 422 của Bộ luật dân sự năm 2015, việc chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:   

  • Hợp đồng đã hoàn thành xong   
  • Chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận của các bên  
  • Chấm dứt hợp đồng trong trường hợp các nhân giao kết hợp đồng đã chết, pháp nhận giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng đó phải do chính cá nhân hay pháp nhân đó thực hiện.   
  • Trường hợp hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện   
  • Trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do đối tương của hợp đồng không còn,   
  • Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên không thể thoả thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý   

2. Vì sao cần có Biên bản thanh lý hợp đồng.   

Vì thanh lý hợp đồng là biên bản xác nhận việc hoàn thành một công việc nào đó mà các bên đã xác nhận số lượng, chất lượng vì vậy việc thanh lý hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.  

Đồng thời khi thanh lý hợp đồng các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.  

Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.  

Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.  

3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng   

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc  

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG  

Số: …………………../TLHĐ  

Căn cứ vào Hợp đồng …………. số: ………………/………….. ký ngày …./…../…….. giữa Ông/bà ………… và Ông/bà ………..  

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm …….. Tại …………………………………………, Chúng tôi gồm:  

BÊN A:Ông/bà ………………………………………………………………………………………………………..  

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………  

Số chứng minh nhân dân : ………………………………………………………………………  

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………  

BÊN B: Ông/bà ………………………………………………………………………………………………………  

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………  

Số chứng minh nhân dân : . ……………………………………………………………………….  

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………  

Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng ……………….. số: ……/……../……/20…… ký ngày …./…../…….. với nội dung sau:  

ĐIỀU 1. NỘI DUNG THANH LÝ HỢP ĐỒNG  

1.1. Hai bên xác nhận Bên A và Bên B đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ của mình theo đúng Hợp Đồng và thanh lý Hợp Đồng;  

1.2. Hai bên đồng ý ghi nhận sự hợp tác, tích cực của Bên A và Bên B trong việc thực hiện Hợp Đồng. Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng nêu trên.  

ĐIỀU 2. ĐIỀU KHOẢN CHUNG  

2.1. Hai Bên thống nhất ý chí rằng không có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh đến Hợp Đồng cho đến ngày ký Biên bản thanh lý Hợp đồng này;  

2.2. Biên bản thanh lý Hợp Đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản thanh lý Hợp đồng ; số: ……/……../……/20…… ký ngày …./…../……..  

2.3. Biên bản thanh lý Hợp Đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản để thực hiện.  

ĐẠI DIỆN BÊN A                           ĐẠI DIỆN BÊN B  

4. Một số vấn đề cần lưu ý khi làm biên bản thanh lý hợp đồng   

4.1. Những lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng   

– Các quy định trong biên bản thanh lý hợp đồng phải trùng khớp với hợp đồng chính thức. Căn cứ theo hợp đồng chính để làm cơ sở lập nên biên bản thanh lý hợp đồng.  

– Ngoài ra, không có quy chuẩn nào khi 2 bên tiến hành thanh lý hợp đồng, miễn là có thể thoả thuận được với nhau và không trái với các quy định của pháp luật.   

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng đầy đủ, chính xác nhất

 Xem thêm:   

4.2.  Các Thủ tục trong thanh lý hợp đồng là gì?  

Thanh lý hợp đồng do thoả thuận thì bởi có sự đồng nhất của các bên thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành, hoặc khi các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng thì thủ tục thanh lý rất đơn giản. Một bên lập biên bản thanh lý hợp đông, gửi bên kia xem xét, thoả thuận. Nên 2 bên đồng ý thì cùng ký tên và đóng dấu.  

Đối với việc thanh lý hợp đồng khi có bên đơn phương yêu cầu huỷ bỏ thì căn cứ vào những điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần   

Trường hợp huỷ bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương huỷ bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác. Thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo