Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kế toán

Bảng Thanh Toán Tiền Lương – Tổng Hợp Mẫu Và Cách Lập

1. Bảng thanh toán tiền lương là gì?

Bảng thanh toán tiền lương là danh sách tất cả nhân viên và tổng số tiền lương mà công ty phải trả hàng tháng cho nhân viên. Đây là biên bản lương thưởng sau khi công ty quyết toán với người lao động. Sau khi phát lương, kế toán cần kiểm tra, rà soát và thanh toán tiền lương cho người lao động.
bảng thanh toán tiền lương thuộc loại chứng từ nào

Bảng thanh toán tiền lương là loại chứng từ về tiền lương lao động, thuộc chứng từ kế toán.

Xem thêm: Chứng từ kế toán là gì

Những nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Chi phí lương hợp lý cho khoản lương chưa chi

2. Tổng hợp mẫu bảng thanh toán tiền lương hiện hành

Nhân viên kế toán cần nắm rõ quy định về bảng lương cá nhân cũng như cách lập chính xác nhất để không vi phạm quy định của doanh nghiệp và nhà nước. Dưới đây là một số mẫu bảng lương cá nhân cơ bản giúp kế toán và doanh nghiệp có thể tham khảo.

2.1. Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200

Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo thông tư 200

 

2.2. Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 133

Bảng thanh toán tiền lương

Hướng dẫn cách lập Bảng thanh toán tiền lương theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành…

– Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.

– Cột 1, 2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động.

– Cột 3, 4: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.

– Cột 5, 6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.

– Cột 7, 8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.

– Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.

– Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.

– Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.

– Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.

– Cột 13, 14, 15, 16: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.

– Cột 17: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.

– Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.

Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.

Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.

Xem thêm: Cách Làm Bảng Chấm Công Excel Mới Nhất

2.3. Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Quyết định 48

Mẫu số 02- LĐTL : BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

 

Xem thêm:

Quy trình chuyển cơ quan BHXH quản lý khi thay đổi địa điểm kinh doanh

Mẫu Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Theo Quy Định Mới Nhất