Kinh nghiệm kế toán
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác nhất
I. Bảng Cân Đối Kế Toán: Mẫu số B01-DN trong Báo cáo tài chính
1. Các tài liệu căn cứ để lập Bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào số, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước
2. Bố cục Bảng cân đối kế toán
- Cột 1: Chỉ tiêu
- Cột 2: Mã số – mã các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính
- Cột 3: Thuyết minh Báo cáo tài chính
- Cột 5: Số đầu năm – số liệu cột này căn cứ trên “số cuối năm” của Báo cáo này năm trước
- Cột 4: Số cuối năm – số liệu cột này ghi tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm
3. Một số điều cần lưu ý trong Bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp
- Tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính
- Các khoản Tài sản và Nợ phải trả trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn tùy chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp
- Với các Doanh nghiệp không dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn và dài hạn thì Tài sản, Nợ phải trả phải được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
- Xem thêm:
- Đã đóng đủ 20 năm BHXH, nên đóng tiếp hay chờ nghỉ hưu?
- Công ty không trả sổ bảo hiểm cho người lao động có vi phạm hay không?
- Các công việc kế toán phải làm khi mua hàng
II. Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Trong Báo Cáo Tài Chính
1. Các tài liệu căn cứ để lập Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
2. Bố cục báo cáo kết quả kinh doanh
- Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo
- Cột 2: Mã số các chỉ tiêu tương ứng
- Cột 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
- Côt 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo cuối năm
- Cột 5: Số liệu của năm trước
III. Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Trong Báo Cáo Tài Chính
1. Các tài liệu căn cứ để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng Cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác
2. Thời điểm lập và cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thời điểm lập: Thể hiện dòng ra và dòng vào của khối lượng tiền trong doanh nghiệp
Yêu cầu: Để báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính xác thì chỉ tiêu 70 trên BCLCTT phải bằng chỉ tiêu 110 trên bảng CĐKT.
– Cách làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Cột số năm trước: Lấy số liệu từ Cột năm nay của “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” năm trước.
- Cột số năm nay: Căn cứ vào sổ Quỹ tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng, hoặc căn cứ vào số phát sinh TK tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng trên NKC.
IV. Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính
1. Các tài liệu căn cứ để lập thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
- Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;
- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.
2. Những nội dung chính trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính của BCTC
- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.