Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Đã đóng đủ 20 năm BHXH, nên đóng tiếp hay chờ nghỉ hưu?

Nếu đã đóng đủ bảo hiểm xã hội 20 năm và vẫn chưa đến độ tuổi nghỉ hưu, người lao động nên chờ nghỉ hưu hay đóng tiếp để có lợi nhất?

1/ Đóng đủ 20 năm BHXH rồi chờ nghỉ hưu?

Dù vất vả, nuôi cháu vẫn là hạnh phúc của ông bà - Báo Phụ Nữ

Đóng đủ 20 năm BHXH rồi chờ nghỉ hưu?

Nhiều người lao động đi làm và đã đóng bảo hiểm xã hội từ sớm. Nên khi chưa đến 50 tuổi, nhiều người đã đóng đủ bảo hiểm xã hội được 20 năm. Nếu dừng đóng bảo hiểm xã hội tiếp và chờ nghỉ hưu, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi và chịu thiệt thòi gì?

Xem thêm:

Thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài Chính

1.1. Quyền lợi

Một số quyền lợi mà người lao động nghỉ việc chờ đến tuổi nghỉ hưu là:

– Hưởng trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đã làm việc liên tục cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì khi nghỉ việc theo đúng luật, người lao động sẽ có cơ hội được nhận trợ cấp thôi việc.

Số tiền trợ cấp thôi việc được tính theo công thức sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = ½ x Số năm làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc x Tiền lương được tính trợ cấp
Trong đó:

+ Thời gian tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc thực tế – Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc.

+ Tiền lương để tính trợ cấp = Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

– Hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động cần nộp hồ sơ hưởng chế độ thất nghiệp trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Mức trợ cấp thất nghiệp được tính như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp theo tháng = 60% x Số tiền lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Trong đó, thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như sau:

+ Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12-36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp

+ Đóng thêm 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp

+ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng.

– Hưởng lương hưu mỗi tháng khi đủ tuổi

Người lao động đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, khi đến độ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng. 

Căn cứ Điều 56 Luật BHXH năm 2015, mức hưởng lương hưu sẽ được tính như sau:

Lương hưu/ tháng = tỷ lệ hưởng x mức bình quân tiền lương/ thu nhập đóng BHXH

Tỷ lệ hưởng đối với mức đóng BHXH đủ 20 năm là:

+ Lao động nữ: 55%.

+ Lao động nam: 45%.

1.2 Thiệt thòi

Nếu người lao động chỉ đóng 20 năm BHXH thì mức hưởng lương hưu hàng tháng sẽ tương đối thấp.

+ Nam được hưởng 45% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

+ Nữ được hưởng 55% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

2. Đã có 20 năm BHXH, người lao động đóng tiếp đến khi đủ độ tuổi nghỉ hưu

Hạnh phúc tuổi xế chiều với tình yêu thương của con cháu

 

Đã có 20 năm BHXH, người lao động đóng tiếp đến khi đủ độ tuổi nghỉ hưu

2.1 Quyền lợi

– Người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp nếu chưa nhận lương hưu

Người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp tương tự như trường hợp nghỉ việc sau khi đóng đủ 20 năm BHXH

– Người lao động được hưởng lương hưu với mức cao

Lương hưu hàng tháng sẽ được tính theo công thức sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

  • Đối với lao động nam: Đóng đủ BHXH 20 năm được hưởng tỷ lệ 45%, cứ mỗi năm đóng thêm được tính tăng thêm 2%. Tối đa 75%
  •  

  • Đối với lao động nữ: Đóng đủ BHXH 15 năm được hưởng tỷ lệ 45%, mỗi năm đóng thêm được tính thêm 2%. Tối đa 75%
– Người lao động được nhận trợ cấp 1 lần khi về hưu nếu thời gian đóng BHXH vượt quá số năm được tính hưởng tỷ lệ 75%

Theo khoản 1 Điều 58 Luật BHXH năm 2014, điều kiện để người lao động được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu là:

– Lao động nữ: Thời gian đóng BHXH trên 30 năm.

– Lao động nam: Thời gian đóng BHXH trên 35 năm.

Căn cứ Điều 58 và Điều 75 Luật BHXH, mức hưởng trợ cấp 1 lần được tính như sau:

+ Mức hưởng của nữ = (Số năm đóng BHXH – 30) x 0,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Mức hưởng của nam = (Số năm đóng BHXH – 35) x 0,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

2.2 Thiệt thòi

– Người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc

Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ không được chi trả trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Người lao động không được nhận trợ cấp thất nghiệp nếu nhận lương hưu ngay khi đủ tuổi.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm, người lao động đang hưởng lương hưu hằng tháng sẽ không được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động sẽ không thể nhận đồng thời cả lương hưu và trợ cấp thất nghiệp. Nếu muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì người lao động sẽ bị thiệt vài tháng lương hưu.

3/ Kết luận

Với những phân tích trên đây, trong mỗi một trường hợp, người lao động sẽ có những quyền lợi và thiệt thòi nhất định. 

Tuy nhiên khi đã đóng đủ 20 năm BHXH, tiếp tục đóng tiếp cho đến khi đủ độ tuổi nghỉ hưu, người lao động sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn

Mức lương hưu được hưởng hàng tháng sau này nếu tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sẽ cao hơn nhiều so với dừng đóng và chờ nghỉ hưu.

Xem thêm:

Công ty không trả sổ bảo hiểm cho người lao động có vi phạm hay không?

Rà soát mã số BHXH và cấp thẻ BHYT cho Học sinh – Sinh viên

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 29 về Tinh giản biên chế

Cách tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhanh chóng, đơn giản nhất