Tài liệu kế toán cho sinh viên
Tài liệu kế toán cho sinh viên

Kế toán thanh toán là gì – Mô tả & yêu cầu công việc cần biết

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán thanh toán tại các doanh nghiệp hiện nay rất lớn. Bạn có thể tìm hiểu về quy trình xử lý nghiệp vụ, mô tả công việc, yêu cầu cụ thể đối với vị trí này ngay tại bài viết dưới đây.

Nhân viên kế toán thanh toán là gì?

Nhân viên kế toán thanh toán là vị trí phụ trách việc lập các chứng từ thu chi, trực tiếp theo dõi, quản lý tiền. Bên cạnh đó, họ còn đảm nhiệm việc hạch toán các giao dịch hoặc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động thu, chi tại doanh nghiệp.

Công việc của kế toán thanh toán là gì?

Kế toán thanh toán là vị trí quan trọng của công ty, cần xử lý các đầu việc sau:

Theo dõi và quản lý các khoản thu doanh nghiệp

Thực hiện nghiệp vụ thu tiền của các đối tượng bên trong, bên ngoài doanh nghiệp như: thu hồi tạm ứng còn dư, những khoản thu nội bộ, thu bồi thường, ký cược, ký quỹ, thu hồi công nợ khách hàng, v.vv..

  • Theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng.
  • Theo dõi các hoạt động thanh toán qua thẻ của khách hàng.
  • Theo dõi công nợ và đôn đốc thu hồi công nợ.
  • Kiểm soát các hoạt động thu ngân trong doanh nghiệp, tiếp nhận các chứng từ có liên quan từ bộ phận thu ngân, kiểm tra tính hợp lệ của nó.
  • Quản lý chặt chẽ những chứng từ liên quan đến các khoản thu của doanh nghiệp.
  • Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các khoản thu của doanh nghiệp.
  • Kế toán cần theo dõi và quản lý các khoản thu của doanh nghiệp
  • Kế toán cần theo dõi và quản lý các khoản thu của doanh nghiệp

Theo dõi và quản lý các khoản chi doanh nghiệp

  • Lập kế hoạch thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp hàng tuần, hàng tháng. Nếu kế hoạch thanh toán không đảm bảo thì bạn phải chủ động liên hệ với nhà cung cấp.
  • Thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng cho nhà cung cấp và các nghiệp vụ chi nội bộ thanh toán doanh nghiệp. Các nghiệp vụ này bao gồm: chi bồi thường, chi tiền phạt, thanh toán lương, thưởng, phụ cấp, thanh toán tạm ứng, v.vv..
  • Quản lý chặt chẽ những chứng từ liên quan đến các khoản chi của doanh nghiệp.
  • Hạch toán nghiệp vụ liên quan đến những khoản chi của doanh nghiệp.

Theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt doanh nghiệp

  • Kết hợp với thủ quỹ của doanh nghiệp để thực hiện nghiệp vụ thu, chi theo đúng quy định.
  • Đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ với thủ quỹ cuối mỗi ngày.
  • Lập báo cáo tồn quỹ định kỳ cho ban giám đốc, tùy theo từng công ty nad thời gian lập báo cáo có thể theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng.
    Bạn đang tìm kiếm một bước tiến mới trong sự nghiệp của mình? Bạn muốn khám phá những cơ hội việc làm mới và đa dạng? Hãy truy cập TopCV để khám phá 40.000 cơ hội việc làm từ các công ty uy tín hàng đầu hiện nay. Tìm việc để chạm tay vào công việc trong mơKế toán cần theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt của doanh nghiệp

Kế toán thanh toán cần nắm vững các loại chứng từ, sổ sách nào?

Khi đảm nhiệm vị trí kế toán thanh toán thì bạn cần nắm vững các loại chứng từ, sổ sách dưới đây:

Các loại chứng từ kế toán

  • Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng.
  • Các loại chứng từ thanh toán, ví dụ như phiếu thu, phiếu chi, séc, giấy nộp tiền mặt, ủy nhiệm chi, giấy báo Có, giấy báo Nợ, v.vv..
  • Các loại báo giá, đơn đặt hàng, hợp đồng mua, hợp đồng bán…
  • Các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thu, chi của doanh nghiệp.
    >>> Xem thêm: Chứng từ kế toán là gì?

Các loại sổ sách kế toán thanh toán

  • Sổ cái các tài khoản tiền mặt, sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng, sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi ngân hàng, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền.
  • Báo cáo tình hình tiền gửi, số dư; báo cáo kiểm kê quỹ.
  • Chi tiết công nợ phải thu, chi tiết công nợ phải trả.
  • Tổng hợp công nợ phải thu, phải trả.
  • Phân tích công nợ phải thu, phải trả theo hạn nợ.
  • Các loại sổ sách khác theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp.

Kế toán cần nắm rõ các chứng từ và sổ sách kế toán

Kế toán cần nắm rõ các chứng từ và sổ sách kế toán

Quy trình nghiệp vụ nhân viên kế toán thanh toán

Khi đảm nhiệm vị trí kế toán thanh toán thì bạn cần nắm rõ quy trình xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thu – chi tiền mặt và thu – chi tiền gửi ngân hàng.

Quy trình xử lý nghiệp vụ thu tiền mặt
Căn cứ vào các nghiệp vụ thu tiền mặt như rút tiền ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, thu từ bán hàng, v.vv.., bạn cần tiến hành các bước:

  • Bước 1: Bạn tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ phát sinh có liên quan đến việc thu tiền.
  • Bước 2: Bạn lập phiếu thu và trình ký với Kế toán trưởng, Giám đốc.
  • Bước 3: Bạn chuyển chứng từ cho thủ quỹ tiến hành thu tiền.
  • Bước 4: Bạn hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thu tiền mặt vào sổ sách kế toán.
  • Bước 5: Cuối ngày bạn thực hiện đối chiếu số liệu giữa sổ quỹ của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ; đồng thời thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt.

Quy trình xử lý nghiệp vụ chi tiền mặt

Căn cứ vào những chứng từ thanh toán ở các bộ phận gửi về, bạn cần tiến hành các thao tác như:

  • Bước 1: Bạn tiếp nhận thủ tục thanh toán, kiểm tra bộ chứng từ thanh toán xem nó đã đầy đủ, hợp lệ hay chưa. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra nội dung thanh toán đã đúng với quy chế tài chính của công ty chưa.
  • Bước 2: Bạn tiến hành xét duyệt hồ sơ thanh toán.
  • Bước 3: Bạn lập phiếu chi và trình ký với Kế toán trưởng, Giám đốc.
  • Bước 4: Bạn chuyển chứng từ cho thủ quỹ tiến hành thanh toán.
  • Bước 5: Bạn hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi tiền mặt vào sổ sách kế toán.
  • Bước 6: Cuối ngày bạn thực hiện đối chiếu số liệu giữa sổ quỹ của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ; đồng thời thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt.

    Quy trình xử lý nghiệp vụ thu tiền gửi ngân hàng
    Căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng, bạn cần tiến hành các thao tác sau:

  • Bước 1: Bạn hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thu tiền qua ngân hàng vào trong sổ sách kế toán.
  • Bước 2: Bạn tiến hành đối chiếu sổ quỹ TGNH với sổ phụ ngân hàng (sao kê tài khoản chi tiết) tùy theo yêu cầu của quản lý.

Quy trình xử lý nghiệp vụ chi tiền gửi ngân hàng

Căn cứ vào yêu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng,bạn cần tiến hành các thao tác như sau:

  • Bước 1: Bạn lập ủy nhiệm chi (nếu chuyển tiền đi) hay lập Séc (nếu rút tiền mặt).
  • Bước 2: Bạn tiến hành trình ký với Kế toán trưởng, Giám đốc.
  • Bước 3: Bạn chuyển chứng từ ra ngân hàng để thực hiện giao dịch.
  • Bước 4: Bạn hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi tiền gửi ngân hàng vào trong sổ sách kế toán.
  • Bước 5: Bạn tiến hành đối chiếu sổ quỹ TGNH với sổ phụ ngân hàng (sao kê tài khoản chi tiết) tùy theo yêu cầu từ quản lý.
    Hạch toán trong kế toán thanh toán
    Hạch toán trong kế toán thanh toán sẽ tập trung vào một số phần chính như dưới đây, bạn tham khảo:
  • Nghiệp vụ liên quan đến thu tiền mặt
  • Nghiệp vụ liên quan đến chi tiền mặt 
  • Nghiệp vụ liên quan đến thu tiền qua ngân hàng 
  • Nghiệp vụ liên quan đến chi tiền qua ngân hàng

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Hach toán

Hồ sơ kế toán kèm theo

Nghiệp vụ liên quan đến thu tiền mặt

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

  • Nợ TK 111
  • Có TK 112
  • Séc hoặc giấy lĩnh tiền hoặc giấy báo Nợ
  • Phiếu thu tiền
  • Bảng kê giao dịch ngân hàng.

Thu tiền hoàn ứng từ nhân viên công ty bằng tiền mặt

  • Nợ TK 111
  • Có TK 141
  • Phiếu hoàn ứng
  • Phiếu thu tiền.

Thu tiền ứng trước từ khách hàng bằng tiền mặt

  • Nợ TK 111
  • Có TK 131
  • Hợp đồng hoặc đơn hàng (nếu có)
  • Phiếu thu tiền.

Bán thành phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT thu bằng tiền mặt

  • Nợ TK 111
  • Có TK 511
  • Có TK 3331
  • Hợp đồng hoặc đơn hàng 
  • Hóa đơn GTGT
  • Phiếu xuất kho
  • Chứng từ giao nhận (nếu doanh nghiệp có)
  • Phiếu thu tiền.

Thu hồi công nợ phải thu từ khách hàng

  • Nợ TK 111
  • Có TK 131
  • Phiếu thu tiền
  • Biên bản đối chiếu công nợ (nếu doanh nghiệp có).

Nghiệp vụ liên quan đến chi tiền mặt

Rút tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng

  • Nợ TK 112
  • Có TK 111
  • Phiếu chi tiền
  • Giấy báo có, giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng
  • Bảng kê giao dịch ngân hàng.

Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên doanh nghiệp đi công tác

  • Nợ TK 141
  • Có TK 111
  • Giấy đề nghị tạm ứng
  • Phiếu chi tiền.

Đặt cọc, trả trước tiền mua hàng cho các nhà cung cấp bằng tiền mặt

  • Nợ TK 331
  • Có TK 111
  • Hợp đồng hoặc đơn hàng 
  • Phiếu chi tiền.

Chi tiền mua vật tư, công cụ dụng cụ hoặc hàng hóa nhập kho

  • Nợ TK 152
  • Nợ TK 153
  • Nợ TK 1561
  • Nợ TK 1331
  • Có TK 111
  • Hợp đồng hoặc đơn hàng 
  • Phiếu giao hàng
  • Phiếu chi tiền.

Chi trả công nợ đến hạn cho nhà cung cấp vật tư hoặc hàng hóa

  • Nợ TK 331
  • Có TK 111
  • Phiếu chi tiền
  • Biên bản đối chiếu công nợ (nếu doanh nghiệp có).

Chi trả tiền dịch vụ mua ngoài (Ví dụ như xăng dầu, cước dịch vụ viễn thông, điện, nước, v.vv..)

  • Nợ TK 627
  • Nợ TK 641
  • Nợ TK 642
  • Nợ TK 1331
  • Có TK 111
  • Hóa đơn 
  • Phiếu chi tiền.

Nghiệp vụ liên quan đến thu tiền qua ngân hàng

Rút tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng

  • Nợ TK 112
  • Có TK 111
  • Phiếu chi tiền
  • Giấy báo có, giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng
  • Bảng kê giao dịch ngân hàng.

Thu tiền hoàn ứng của nhân viên doanh nghiệp, nhân viên nộp vào tài khoản ngân hàng

  • Nợ TK 112
  • Có TK 141
  • Phiếu hoàn ứng
  • Giấy báo Có.

Thu tiền ứng trước từ khách hàng bằng giao dịch chuyển khoản

  • Nợ TK 112
  • Có TK 131
  • Hợp đồng hoặc đơn hàng (nếu doanh nghiệp có)
  • Giấy báo Có.

Bán thành phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT, các khách hàng chuyển khoản trả tiền ngay

  • Nợ TK 112
  • Có TK 511
  • Có TK 3331
  • Hợp đồng hoặc đơn hàng 
  • Hóa đơn GTGT
  • Phiếu xuất kho
  • Chứng từ giao nhận (nếu doanh nghiệp có)
  • Giấy báo Có

Thu hồi công nợ phải thu của các khách hàng bằng hình thức chuyển khoản

  • Nợ TK 112
  • Có TK 131
  • Giấy báo Có
  • Biên bản đối chiếu công nợ (nếu doanh nghiệp có).

Những nghiệp vụ liên quan đến chi tiền qua ngân hàng

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

  • Nợ TK 111
  • Có TK 112
  • Séc hoặc giấy lĩnh tiền hoặc giấy báo Nợ
  • Phiếu thu tiền
  • Bảng kê giao dịch ngân hàng.

Tạm ứng cho nhân viên doanh nghiệp, chuyển tiền từ ngân hàng vào tài khoản cá nhân hay chi Séc

  • Nợ TK 141
  • Có TK 112
  • Giấy đề nghị tạm ứng
  • Giấy báo Nợ.

Đặt cọc, trả trước tiền mua hàng cho các nhà cung cấp bằng giao dịch chuyển khoản

  • Nợ TK 331
  • Có TK 112
  • Hợp đồng hoặc đơn hàng 
  • Giấy báo Nợ.

Mua vật tư, công cụ dụng cụ hoặc hàng hóa  nhập kho thanh toán ngay qua giao dịch chuyển khoản

  • Nợ TK 152
  • Nợ TK 153
  • Nợ TK 1561
  • Nợ TK 1331
  • Có TK 112
  • Hợp đồng hoặc đơn hàng 
  • Phiếu giao hàng
  • Giấy báo Nợ.

Thanh toán công nợ đến hạn cho các nhà cung cấp vật tư hoặc hàng hóa bằng giao dịch chuyển khoản

  • Nợ TK 331
  • Có TK 112
  • Giấy báo Nợ
  • Biên bản đối chiếu công nợ (nếu doanh nghiệp có).

Chi trả tiền dịch vụ mua ngoài ( Ví dụ như xăng dầu, cước dịch vụ viễn thông, điện, nước, v.vv..) qua giao dịch chuyển khoản

  • Nợ TK 627
  • Nợ TK 641
  • Nợ TK 642
  • Nợ TK 1331
  • Có TK 112
  • Hóa đơn 
  • Giấy báo Nợ.

Chuyển khoản thanh toán lương cho nhân viên

  • Nợ TK 334
  • Có TK 112
  • Bảng lương đã được ký duyệt
  • Phiếu lương hoặc bảng lương có chữ ký người nhận 
  • Giấy báo Nợ.

Yêu cầu đối với nhân viên kế toán thanh toán
Để có thể làm việc vị trí kế toán thanh toán bạn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách.

Yêu cầu về trình độ chuyên môn
Bạn cần phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, tài chính.
Bạn cần nắm vững chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
Bạn cần giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, tối thiểu là trình độ B.
Bạn cần có những hiểu biết nhất định về hoạt động của doanh nghiệp, kiến thức nền tảng về kinh doanh để có thể phân tích, giải thích các dữ liệu tài chính.
Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc
Bạn cần có sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán hiện hành.
Đã có kinh nghiệm nhất định tại vị trí kế toán thanh toán.
Yêu cầu về kỹ năng
Khả năng tính toán: Việc tính toán tốt sẽ giúp bạn dễ phân phân tích, đối chiếu các dữ liệu, số liệu trong kế toán.
Kỹ năng tin học văn phòng: Bạn cần sử dụng thành thạo tin học văn phòng, các phần mềm dùng cho thống kê giao dịch, lập kế hoạch như Excel, Microsoft Visual Basic và QuickBooks, v.vv..
Kỹ năng tổng quan và phân loại: Kế toán thanh toán sẽ phải xử lý rất nhiều đầu việc khác nhau, do đó họ cần có kỹ năng tổng quan tốt. Ngoài ra, họ còn phải có kỹ năng phân loại để xử lý các loại dữ liệu của doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp: Bạn phải giao tiếp với khách hàng, đối tác, người quản lý nên phải có kỹ năng truyền đạt thông tin, thuyết trình, tư vấn tốt.

Bạn cần có kỹ năng tổng quan về phân loại

Bạn cần có kỹ năng tổng quan về phân loại
Yêu cầu về phẩm chất
Doanh nghiệp thường đòi hỏi ứng viên của mình phải có đạo đức tốt. trách nhiệm cao với công việc, chăm chỉ và nhiệt tình với mọi công việc được giao.
Bạn cần phải là người cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý đến tiểu tiết vì đây là nghề đòi hỏi tính chính xác cao, sai một thông số nhỏ thì sẽ gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế.
Ứng viên phải linh hoạt, có khả năng chịu được áp lực bởi khối lượng công việc của vị trí kế toán không hề nhỏ.
Ứng viên phải tự tin, nhiệt tình để có thể dễ dàng làm việc với tất cả mọi người trong công ty và đối tác bên ngoài.
Mức lương kế toán thanh toán
Tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên và quỹ lương của công ty mà đơn vị tuyển dụng sẽ đề xuất mức lương phù hợp. Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 Nhu cầu tuyển dụng 2023 nếu bạn có:

Từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm thì sẽ mức lương từ 9.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ.
Còn từ 3 năm kinh nghiệm trở lên mức lương của bạn sẽ từ 10.000.000 VNĐ – 13.000.000 VNĐ.

Mức lương của kế toán phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực chuyên môn
Mức lương của kế toán phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực chuyên môn
Cơ hội nghề nghiệp và thách thức của kế toán thanh toán
Trên thực tế, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán tăng mạnh qua mỗi năm. Chỉ cần bạn có chuyên môn vững, chịu khó trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm thì cơ hội xin việc luôn rộng mở. Kế toán thanh toán là vị trí quan trong trong doanh nghiệp nên quy trình tuyển dụng thường chặt chẽ và cẩn thận.

Xem thêm:

Khu chế xuất xuất khẩu hàng hóa có phải chịu thuế xuất khẩu?

Review tất tần tật các vị trí và mức lương ngành Marketing

Cách hạch toán xử lý công nợ nhỏ lẻ từng trường hợp