Kế toán nghiệp vụ tiền gửi trong ngân hàng
Nghiệp vụ tiền gửi trong ngân hàng | Ở bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về các nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng. Trong đó huy động qua hình thức tiền gửi là hoạt động chủ yếu của ngân hàng vì tiền gửi là nguồn tiền quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.
1. Chứng từ sử dụng
– Nhóm chứng từ dùng cho nghiệp vụ huy động tiền gửi khá phong phú, ngoài việc sử dụng các chứng từ giấy còn có các chứng từ điện tử.
– Bao gồm: Giấy nộp tiền, Giấy yêu cầu gửi tiền, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc chuyển khoản, Séc bảo chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Sổ tiết kiệm, Thẻ thanh toán…
2. Các tài khoản sử dụng
– Tài khoản cấp I: TK 42 – Tiền gửi của khách hàng
– Tài khoản cấp II:
+ TK 421 – Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND
+ TK 422 – Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
+ TK 423 – Tiền gửi tiết kiệm bằng VND
+ TK 424 – Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
+ TK 425 – Tiền gửi của khách hàng bằng nước ngoài bằng VND
+ TK 426 – Tiền gửi của khách hàng bằng nước ngoài bằng ngoại tệ
+ TK 491 – Lãi phải trả
– Các tài khoản chi tiết đến cấp III các bạn tham khảo tại Hệ thống tài khoản ngân hàng.
3. Kết cấu tài khoản
– Các tài khoản này có kết cấu giống với tài khoản Loại 3 bên kế toán doanh nghiệp. Tức là Tăng ghi bên Có – Giảm ghi bên Nợ – Số dư bên Có.
– Cụ thể: Các tài khoản từ TK 421 đến TK 426
Bên Nợ: Số tiền khách hàng đã sử dụng hay rút ra
Bên Có: Số tiền khách hàng gửi và ngân hàng
Dư Có: Số tiền hiện tại đang gửi tại ngân hàng
– Tài khoản 491: Lãi phải trả
Bên Nợ : Số tiền gửi ngân hàng đã thanh toán cho khách hàng
Bên Có: Số tiền lãi phải trả ngân hàng đã tính trước vào chi phí
Dư Có: Số tiền lãi ngân hàng chưa thanh toán với khách hàng.
4. Quy trình hạch toán kế toán
Quy trình kế toán tiền gửi thanh toán
a. Khi khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi:
Nợ TK 1011, 1031: Tiền mặt tại đơn vị
Có TK 4211, 4221, 4232…: Tiền gửi tăng lên
b. Khách hàng nhận tiền từ khách hàng khác chuyển đến
Nợ TK 501: Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng
Nợ TK 1113: Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng nhà nước
Nợ TK 5212: Thanh toán liên hàng …
Nợ TK 4211, 4221: Chuyển từ tài khoản tiền gửi của khách hàng khác
Có TK 4211, 4221
c. Khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho các khách hàng khác
Nợ TK 4211, 4221, 4232:
Co TK 501, 1113, 5212, 4211, 4221:
d. Khách hàng rút tiền mặt tại quỹ hoặc máy ATM
Nợ TK 4211, 4221
Có TK 1101, 1031: Khách hàng rút tiền mặt
Có TK 1104: Khách hàng rút tiền tại cây ATM
Hàng tháng kế toán phải tính toán số lãi phải trả cho ngân hàng
e. Số lãi phải hàng tháng cho khách hàng
Nợ TK 801: Chi phí trả lãi tiền gửi
Có TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi
f. Ngân hàng thanh toán lãi cho khách hàng
Nợ TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi
Có TK 1011, 1031, 41212
Ví dụ: Công ty A gửi tới ngân hàng lệnh chi yêu cầu trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của công ty A số tiền 100 triệu để trả tiền hàng cho một công ty B cũng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng X. Phí chuyển tiền là 0.05%( Chưa bao gồm VAT). Thuế GTGT là 10% trên phí chuyển tiền.
Tính toán:
Phí chuyển tiền công ty A phải trả NH: 100.000.000 x 0.05% = 500.000đ
Thuế GTGT của phí chuyển tiền: 500.000 x 10% = 50.000đ
Tổng số phí NH X phải thu của công ty A: 500.000 + 50.000 = 550.000đ
Ở nghiệp vụ này kế toán phải hạch toán 2 bút toán:
1. Phản ánh số tiền trích từ tài khoản công ty A sang cho công ty B
Nợ TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn KH A : 100.000.000
Có TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn KH B: 100.000.000
2. Phản ánh phí chuyển khoản NH thu
Nợ TK 4211 – Tiền gửi không kỳ hạn KH A : 550.000
Có TK 4531 – Thuế GTGT phải nộp : 50.000
Có TK 711 – Thu nhập từ dịch vụ thanh toán : 500.000
Xem thêm:
Thủ tục, hồ sơ, điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng GTGT (VAT)
Quy trình và chứng từ tạm ứng – thanh toán tạm ứng trong doanh nghiệp
Nâng Cấp Tài Sản Cố Định: Điều Kiện, Hồ Sơ Và Cách Hạch Toán