Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Thuế Nhà Thầu Nước Ngoài – Quy Định Và Cách Tính Mới Nhất

I. Thuế Nhà Thầu Là Gì? Thuế Nhà Thầu Nước Ngoài Là Gì?

Thuế nhà thầu (FCT) là loại thuế được áp dụng đối với các đối tượng là cá nhân, tổ chức nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có sự phát sinh thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ hoặc là dịch vụ gắn với hàng hóa Việt Nam.

Thuế nhà thầu thực chất là loại thuế được Nhà nước ban hành để áp dụng lên đối tượng là nhà thầu nước ngoài nên cơ bản thì thuế nhà thầu vẫn bao gồm các loại thuế suất thông thường như:

  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT) – VAT
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

II. Quy Định Về Thuế Nhà Thầu Nước Ngoài

Hướng dẫn tính thuế nhà thầu nước ngoài 2023 mới nhất

 

1. Đối tượng chịu thuế nhà thầu nước ngoài là gì?

– Các cá nhân, tổ chức kinh doanh có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam mà kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài và cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài và Nhà thầu phụ nước ngoài nhằm thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu thì phải chịu thuế nhà thầu.

– Các cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp hàng hóa cho Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có các phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng đăng ký giữa cá nhân, tổ chức nước ngoài với các doanh nghiệp của Việt Nam (trừ trường hợp gia công, xuất trả hàng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam, cung cấp hàng hóa theo các điều kiện giao hàng với điều khoản thương mại quốc tế mà người bán phải chịu rủi ro có liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ của Việt Nam.

– Các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó cá nhân, tổ chức nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng hàng hóa, dịch vụ giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa, dịch vụ cung ứng. Gồm có cả trường hợp ủy quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối và các dịch vụ khác có liên quan đến buôn bán hàng hóa tại Việt Nam.

– Các cá nhân, tổ chức nước ngoài thông qua cá nhân, tổ chức Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên của cá nhân, tổ chức nước ngoài thì chịu thuế nhà thầu.

– Các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện quyền xuất, nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu và bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

2. Đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu

Thuế nhà thầu không áp dụng cho các đối tượng dưới đây:

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:
– Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài:

Người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

– Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam:

người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

Ví dụ 1:

Công ty C ở Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng máy xúc, máy ủi với Công ty D ở nước ngoài, việc giao hàng được thực hiện tại cửa khẩu Việt Nam. Công ty D chịu mọi trách nhiệm, chi phí liên quan đến lô hàng cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; Công ty C chịu trách nhiệm, chi phí liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam.

Hợp đồng có thỏa thuận lô hàng trên được Công ty D bảo hành trong 1 năm, ngoài ra Công ty D không thực hiện bất kỳ dịch vụ nào khác tại Việt Nam liên quan đến lô hàng trên. Trường hợp này, hoạt động cung cấp hàng hóa của Công ty D thuộc đối tượng không áp dụng của Thông tư.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
Ví dụ 2:

Công ty H của Hongkong cung cấp dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong cho đội tàu vận tải quốc tế của Công ty A ở Việt Nam. Công ty A phải trả cho Công ty H phí dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong.

Trong trường hợp này, dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng Hongkong là dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng tại Hongkong nên không thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam.

Ví dụ 3:

Tổ chức nước ngoài cung cấp các dịch vụ chuyên môn, quản lý và phát hành trái phiếu, tư vấn pháp lý, đại lý lưu ký, tổ chức roadshow (một hoạt động thuộc mảng kích hoạt thương hiệu) cho Công ty A ở Việt Nam tại các nước mà Công ty A phát hành chứng chỉ GDR (Global Depositary Receipt – chứng chỉ lưu ký toàn cầu) và trái phiếu quốc tế thì các dịch vụ này do tổ chức nước ngoài thực hiện không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

– Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;

– Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);

Ví dụ 4:

Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức ở Singapore để thực hiện dịch vụ quảng cáo sản phẩm tại thị trường Singapore thì dịch vụ quảng cáo này của tổ chức Singapore không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư. Trường hợp tổ chức ở Singapore thực hiện quảng cáo sản phẩm để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam trên internet thì thu nhập từ dịch vụ quảng cáo này thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.

– Xúc tiến đầu tư và thương mại;

– Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;

Ví dụ 5:

Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thuê doanh nghiệp ở Thái Lan thực hiện dịch vụ môi giới để bán sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Thái Lan hoặc thị trường thế giới thì dịch vụ môi giới này của doanh nghiệp Thái Lan không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư; trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thuê doanh nghiệp ở Thái Lan thực hiện dịch vụ môi giới để chuyển nhượng bất động sản của doanh nghiệp Việt Nam tại Việt Nam thì dịch vụ môi giới này thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.

– Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);

Ví dụ 6:

Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng với Trường Đại học B của Singapore để nhân viên Việt Nam sang Singapore học tại Trường Đại học B của Singapore thì dịch vụ đào tạo của Trường Đại học B không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư; trường hợp Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng với Trường Đại học B của Singapore để trường Đại học B dạy học cho nhân viên Việt Nam tại Việt Nam theo hình thức học trực tuyến thì dịch vụ đào tạo trực tuyến của trường Đại học B thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.

– Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của Luật Viễn thông; Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.

3. Căn cứ xác định thuế nhà thầu nước ngoài

– Căn cứ theo Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh ở Việt Nam.

– Căn cứ theo Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.

4. Các phương pháp kê khai và tính thuế nhà thầu nước ngoài

a. Phương pháp kê khai

– Phương pháp này thì Nhà thầu nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp trên căn cứ kê khai doanh thu, thực hiện tương tự như doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam.

– Đối tượng áp dụng:

+ Có cơ sở thường trú ở Việt Nam hay là cư trú tại Việt Nam.

+ Thời hạn kinh doanh ở Việt Nam theo như hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ trên 183 ngày kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực.

+ Áp dụng chế độ kế toán của Việt Nam và thực hiện việc đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.

b. Phương pháp trực tiếp

– Trường hợp Nhà thầu nước ngoài không đáp ứng được một trong những điều kiện để áp dụng nộp thuế theo phương pháp kê khai thì thực hiện nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo phương pháp tính tỷ lệ trên doanh thu.

– Thuế GTGT:

+ Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ % thuế GTGT tính trên doanh thu.

– Thuế TNDN

+ Số thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN * Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu.

c. Phương pháp hỗn hợp

– Với phương pháp này, Nhà thầu nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu.

– Đối tượng áp dụng:

+ Có cơ sở thường trú ở Việt Nam hoặc cư trú tại Việt Nam.

+ Thời hạn kinh doanh ở Việt Nam theo như hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ trên 183 ngày kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực.

+ Tổ chức hạch toán theo như quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của BTC.

4. Biểu thuế suất nhà thầu nước ngoài

STT

Ngành kinh doanh 

Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu 

1

Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, vật tư, máy móc, thiết bị, phân phối, gắn với dịch vụ tại Việt Nam 

1

2

Dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoán

5

 

Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn 

10

 

Dịch vụ tài chính phát sinh 

2

3

Cho thuê tàu bay, động cơ, phụ tùng tàu bay, tàu biển 

2

4

Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hay không bao thầu nguyên vật liệu, thiết bị ,máy móc 

2

5

Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, hoạt động vận chuyển 

2

6

Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài 

0,1 

7

Lãi suất tiền vay

5

8

Thu nhập bản quyền 

10

5. Tỷ giá nộp thuế nhà thầu nước ngoài

– Trường hợp Nhà thầu nước ngoài mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại của Việt Nam.

+ Tỷ giá giao dịch thực tế giúp cho việc hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

+ Tỷ giá giao dịch thực tế giúp cho việc hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản vào thời điểm giao dịch thanh toán ngoại tệ phát sinh.

+ Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

– Trường hợp Nhà thầu nước ngoài không mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại của Việt Nam.

+ Trong giai đoạn từ 01/01/2015 đến trước ngày 04/01/2016: quy đổi doanh thu bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo như tỷ giá giao dịch trung bình của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm giao dịch thanh toán phát sinh.

+ Trong giai đoạn từ 04/06/2016 đến nay: quy đổi doanh thu bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo như tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm giao dịch thanh toán phát sinh.

6. Cách đăng ký mã số thuế nhà thầu nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị và thu thập các thông tin

– Thông tin về công ty: tên công ty, giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại, email,…thông tin đăng ký kinh doanh.

– Thông tin của nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài: tên, địa chỉ, địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam

– Thông tin về hợp đồng: Số hợp đồng, giá trị hợp đồng, nơi thực hiện

Bước 2: Cập nhật những thông tin trên vào đơn đăng ký mẫu 04.1-ĐK-TCT

– 01 bộ hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai thuế mẫu số 04.1-ĐK-TCT kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC
  • Bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế thông qua Việt Nam theo mẫu số 04.1-ĐK-TCT-BK
  • Bản sao của hợp đồng
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký Mã số thuế nhà thầu

– Nộp hồ sơ đăng ký Mã số thuế nhà thầu được áp dụng theo 2 cách nộp là

  • Nộp trực tiếp ở cơ quan thuế
  • Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
Bước 4: Nhận kết quả thông báo về mã số thuế của nhà thầu

III. Cách Tính Thuế Nhà Thầu Nước Ngoài

Image result for Ảnh Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài. Size: 174 x 185. Source: hilaw.vn

Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài

a. Tính theo giá Net – Trường hợp giá trị hợp đồng chưa có bao gồm thuế

– Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ % để tính thuế GTGT tính trên doanh thu

  • Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm GTGT / (1 – Tỷ lệ % để tính thuế GTGT tính trên doanh thu)

– Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN * Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

  • Doanh thu tính thuế TNDN = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN / (1 – Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế)

b. Tính theo giá Gross – Trường hợp giá trị hợp đồng bao gồm thuế

– Thuế GTGT = Giá trị hợp đồng * Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

– Thuế TNDN = (Giá trị hợp đồng – thuế GTGT) * Tỷ lệ thuế TNDN

c. Trường hợp giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (thuế TNDN nhà thầu chịu)

– Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ % tính thuế GTGT tính trên doanh thu

Doanh thu tính thuế GTGT = Giá trị hợp đồng / (1- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT tính trên doanh thu)

– Thuế TNDN = Giá trị hợp đồng * Tỷ lệ thuế TNDN

IV. Hướng Dẫn Kê Khai Hạch Toán Thuế Nhà Thầu Nước Ngoài

1. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế

– Đối tượng và điều kiện áp dụng
  • Có cơ sở thường trú ở Việt Nam hay là cư trú tại Việt Nam.
  • Thời hạn kinh doanh ở Việt Nam theo như hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ trên 183 ngày kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực.
  • Áp dụng chế độ kế toán của Việt Nam và thực hiện việc đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.
  • Khi tiến hành ký hợp đồng với nhà thầu phải thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế về việc nộp thuế GTGT, thuế TNDN trong vòng 20 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
  • Khi cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho nhà thầu thì phải gửi 1 bản chụp có xác nhận cho bên Việt Nam hoặc nhà thầu nước ngoài.

2. Nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu

– Đối tượng và điều kiện áp dụng
  • Trường hợp Nhà thầu nước ngoài không đáp ứng được một trong những điều kiện nêu trên thì bên Việt Nam nộp thay thuế cho bên Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.

3. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu

– Đối tượng và điều kiện áp dụng
  • Có cơ sở thường trú ở Việt Nam hoặc cư trú tại Việt Nam.
  • Thời hạn kinh doanh ở Việt Nam theo như hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ trên 183 ngày kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực.
  • Tổ chức hạch toán theo như quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của BTC.

→ Tiến hành đăng ký với cơ quan thuế để nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu.

V. Hạch Toán Thuế Nhà Thầu Nước Ngoài

Hướng dẫn hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài

Thuế Nhà Thầu: Cách Kê Khai & Hạch Toán Nộp TNT

Hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài

1. Trong trường hợp tính theo giá Net:

Nợ phải trả nhà thầu nước ngoài:

Nợ TK 627, 642

Có TK 331

Thuế GTGT, thuế TNDN:

Nợ TK 133 – thuế GTGT

Nợ TK 627, 642

Có TK 3338 – Thuế nhà thầu cần phải nộp

Sau khi đã nộp xong thuế:

Nợ TK 3338

Có TK 111, 112

2. Trong trường hợp tính theo giá Gross

Công nợ và thuế:

Nợ TK 627, 642

Nợ TK 811

Nợ TK 133 – thuế GTGT

Có TK 331

Có TK 3338 – Thuế nhà thầu cần phải nộp

Sau khi đã nộp xong thuế:

Nợ TK 3338

Có TK 111, 112

3. Trong trường hợp Hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT

Công nợ và thuế:

Nợ TK 627, 642

Nợ TK 811

Nợ TK 133 – Thuế GTGT

Có TK 331

Có TK 3338 – thuế nhà thầu cần phải nộp

Sau khi đã nộp xong thuế:

Nợ TK 3338

Có TK 111, 112

VI. Cách để thuế TNDN nộp cho nhà thầu nước ngoài được tính là chi phí hợp lý

Để khoản thuế TNDN nộp cho nhà thầu nước ngoài được tính là chi phí hợp lý thì khi làm hợp đồng với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài bạn hãy lưu ý thỏa thuận hợp đồng về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cách để thuế TNDN nhà thầu nước ngoài được tính là chi phí hợp lý

1. Điều kiện để thuế TNDN nộp cho nhà thầu nước ngoài được tính là chi phí được trừ

Căn cứ:
  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 31.12.2013 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng
  • Tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 18.6.2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Tại Điểm 4 khoản 2.37 Thông tư số 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định những khoản chi không được trừ
Theo đó:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Đối với các khoản thuế cha nhà thầu nước ngoài nộp thay:

“… thuế TNDN trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN…”

Như vậy:

– Trường hợp Công ty có ký hợp đồng dịch vụ Nhà thầu nước ngoài thì khoản thu nhập mà nhà thầu nước ngoài nhận được thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.

– Khi thanh toán phí dịch vụ cho nhà thầu nước ngoài (hoặc thời điểm lập biên bản đối chiếu và cấn trừ công nợ giữa hai bên), Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN thay cho nhà thầu nước ngoài theo tỷ lệ quy định nêu trên để nộp vào ngân sách nhà nước.

– Số thuế giá trị gia tăng khấu trừ nộp thay nhà thầu nước ngoài được kê khai, khấu trừ toàn bộ, nếu có chứng từ, biên lai nộp thuế giá trị gia tăng và đáp ứng điều kiện khấu trừ quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Trường hợp tại hợp đồng nhà thầu, Công ty thỏa thuận doanh thu nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN thì số tiền thuế TNDN nộp thay nhà thầu nước ngoài được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

***Chi tiết tại: Công văn 2160/CT-TTHT ngày 12/03/2015 thuế nhà thầu nộp thay của Cục Thuế Hồ Chí Minh.

Trong hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ nước ngoài có nội dung: Doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế nhà thầu)

Định khoản:
+ Phần thuế nhà thầu phải nộp thay doanh nghiệp nước ngoài:

Nợ TK 642

Có TK 3338

+ Khi nộp thuế cho NSNN:

Nợ TK 3338

Có TK 111, 112

2. Thuế TNDN nộp cho nhà thầu nước ngoài không được tính là chi phí được trừ khi

Trong hợp đồng nhà thầuhợp đồng nhà thầu phụ nước ngoài không ghi rõ nội dung: Doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến thuế nhà thầu nước ngoài, những quy định và cách tính mới nhất. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ hữu ích cho các bạn đang quan tâm về vấn đề này. Chúc các bạn thành công trong công việc!