Thù lao là gì? Những nguyên tắc về thù lao lao động
Thù lao là gì? Đây là khái niệm không quá xa lạ đối với người lao động. Đây là khoản tiền bù đắp cho công sức lao động, thời gian khi thực hiện một công việc. Cùng xem qua bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin về thù lao nhé.
1. Tiền thù lao là gì?
Thù lao là khoản tiền lương bù đắp cho sức lao động bỏ ra khi thực hiện một công việc; dựa vào khối lượng, chất lượng công việc theo thời gian lao động hoặc dựa vào thỏa thuận giữa các bên. Về nguyên tắc, thù lao chỉ được nhận khi hoàn thành công việc.
2. Tiền thù lao bao gồm những gì?
Thù lao bao gồm tiền lương cơ bản, thưởng, hoa hồng và các khoản phụ cấp khác, lợi ích hoặc tiền bồi thường khi trả chậm được quy định trong hợp đồng lao động.
Cơ cấu của thù lao lao động gồm 03 phần: Thù lao cơ bản, các khuyến khích và phúc lợi
2.1 Thù lao cơ bản
Thù lao cơ bản là khoản thù lao cố định mà người lao động được nhận một cách thường kỳ dưới hình thức tiền lương (theo tháng, theo tuần) hoặc tiền công theo giờ. Cơ cấu của thù lao cơ bản căn cứ trên cơ sở công việc cụ thể, mức độ hoàn thành công việc, trình độ và thâm niên.
- Tiền công: Là số tiền trả cho người lao động theo thời gian thực tế làm việc (giờ, ngày), năng suất lao động hoặc tùy thuộc vào khối lượng công việc đã thực hiện. Tiền công thường được trả cho nhân viên văn phòng, nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, công nhân sản xuất.
- Tiền lương: Là khoản tiền trả cho người lao động cố định và liên tục trong một đơn vị thời gian (tuần, tháng hoặc năm). Trên thực tế tiền công và tiền lương được hiểu nhằm ám chỉ phần tiền lương cơ bản và cố định mà người lao động được hưởng trong doanh nghiệp. Tiền lương là giá trị lao động, được xác lập thông qua quá trình thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
2.2 Những khuyến khích tài chính
Đây là những khoản được trả ngoài tiền lương, tiền công cho người lao động. Nhằm động viên, khích lệ tinh thân làm việc và tăng thêm sự nỗ lực sau khi đạt kết quả tốt trong công việc.
Khuyến khích tài chính gồm: Tiền hoa hồng, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, phân chia năng suất trên cơ sở mức độ nỗ lực của mỗi người lao động.
2.3 Phúc lợi và dịch vụ
Phúc lợi là khoản thù lao hữu hình được trả dưới các hình thức hỗ trợ đời sống, tinh thần người lao động như: Tiền lương hưu, tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, những chuyến du lịch nghỉ dưỡng, cung cấp chỗ ở, phương tiện di chuyển,… và những khoản phúc lợi khác.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao là gì?
3.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài
- Thị trường lao động
- Sự chênh lệch về tiền lương giữa các vùng
- Mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục tập quán tại khu vực hoạt động của doanh nghiệp
- Các tổ chức công đoàn
- Luật pháp và các quy định của Chính phủ
- Tình hình nền kinh tế chung.
3.2 Nhóm các yếu tố bên trong (thuộc về tổ chức)
- Ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp
- Lợi nhuận và khả năng chi trả thù lao của doanh nghiệp
- Quy mô tổ chức doanh nghiệp
- Trang thiết bị kỹ thuật tại doanh nghiệp
- Các nguyên tắc trong trả lương của tổ chức
- Các chính sách, phúc lợi dành cho người lao động.
3.3 Nhóm các yếu tố thuộc về công việc
- Các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc
- Điều kiện nơi làm việc
- Trách nhiệm
- Nỗ lực trong công việc.
3.4 Nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động
- Năng suất công việc
- Thâm niên làm việc (yếu tố để tính khi trả lương)
- Kinh nghiệm (yếu tố ảnh hưởng đến mức thù lao được nhận)
- Trung thành, gắn bó với tổ chức
4. 03 nguyên tắc về thù lao lao động mà doanh nghiệp nên biết
(1) Thu nhập của người lao động phải tương xứng với mức giá của thị trường lao động; tiền lương và thưởng phải được trả theo năng lực và sự cống hiến khi lao động.
(2) Ngày nay, các tiêu chuẩn, phương pháp phân công lao động và xác định tiền lương chủ yếu dựa trên năng lực lao động và điều kiện lao động của người lao động.
(3) Không thể vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao động vào mọi lúc, mọi nơi cho công việc.
Một số trường hợp trả lương không dựa vào kết quả lao động gồm: tiền lương phân chia theo thâm niên làm việc, tiền lương tùy theo hoàn cảnh gia đình, tiền lương và phụ cấp (nếu có) trong thời gian nghỉ phép (nghỉ Tết/nghỉ lễ/nghỉ chủ nhật), tiền lương trả trong thời gian nghỉ ốm, thai sản,…
5. Tiền thù lao có nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thuế thu nhập, như sau:
Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
Như vậy, theo quy định trên tiền thù lao sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân theo hình thức là: thù lao hoa hồng, thù lao khi tham gia các hoạt động, dự án nghiên cứu khoa học – kỹ thuật; thù lao khi hoạt động giảng dạy.
6. Khi nào người lao động được nhận khuyến khích tài chính?
Người lao động được nhận khuyến khích tài chính khi họ đạt được các thành tích, đóng góp đáng kể đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, các trường hợp sau đây người lao động có thể được nhận khuyến khích tài chính:
- Tiền thưởng: Đây là khoản tiền đặc biệt được trả cho người lao động khi họ hoàn thành xuất sắc công việc, đạt được kết quả tốt đẹp hoặc vượt qua mục tiêu đã đề ra.
- Tăng lương: Người lao động có thể được tăng lương khi họ có những cống hiến đáng kể, nâng cao năng suất lao động hoặc có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.
- Thưởng khen thưởng: Đây là hình thức khuyến khích tài chính thông qua việc khen ngợi, công nhận và trao giải thưởng cho những thành tích xuất sắc, ý tưởng sáng tạo, hoặc đóng góp tích cực của người lao động.
- Chính sách phúc lợi: Doanh nghiệp có thể thiết lập các chính sách phúc lợi như hỗ trợ tiền ăn trưa, hỗ trợ học phí, hỗ trợ y tế… để khuyến khích và động viên người lao động.
Những hình thức khuyến khích tài chính này thường được áp dụng nhằm tạo động lực cho người lao động, giữ chân nhân tài và tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
7. Hệ thống thù lao trong doanh nghiệp
Hệ thống thù lao trong doanh nghiệp là cách tổ chức và quản lý các khoản thù lao, tiền lương và các phụ cấp khác mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Hệ thống này bao gồm các quy định, chính sách và cơ cấu thanh toán về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi và các khoản khác liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.
Hệ thống thù lao đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân sự tài năng, đồng thời khuyến khích và tạo động lực cho người lao động hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả. Đồng thời, hệ thống thù lao cũng phải đảm bảo tính công bằng, đúng luật và bền vững để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của cả doanh nghiệp và người lao động.
Một hệ thống thù lao tiêu chuẩn cần đáp ứng được các yếu tố sau:
- Hợp pháp và Tuân thủ Bộ Luật Lao Động: Hệ thống thù lao phải tuân thủ các điều khoản của Bộ Luật Lao Động của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Thoả đáng và Thu hút lao động chất lượng: Hệ thống thù lao phải đủ lớn để thu hút lao động có chất lượng cao vào làm việc cho tổ chức và giữ chân họ ở lại với tổ chức. Sự hoàn thành công việc của họ đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu và phát triển của tổ chức.
- Kích thích và Động lực: Hệ thống thù lao cần tạo động lực và kích thích người lao động hoàn thành công việc hiệu quả.
- Công bằng Đối với Bên ngoài và Nội bộ:
Công bằng Đối với Bên ngoài: Mức thù lao cho công việc tương tự hoặc bằng nhau khi so sánh với các tổ chức khác trên cùng địa bàn.
Công bằng Bên trong: Các công việc khác nhau trong tổ chức phải được trả với mức thù lao khác nhau, nhưng công việc giống nhau với yêu cầu về độ phức tạp, trình độ lành nghề giống nhau phải nhận thù lao như nhau. - Đảm bảo Thu nhập và Đoán trước: Người lao động cần cảm thấy thu nhập hàng tháng của họ được đảm bảo và có thể đoán trước được thu nhập của mình.
- Hiệu quả và Hiệu suất: Hệ thống thù lao đòi hỏi tổ chức quản lý một cách hiệu quả và phải có nguồn tài chính để hỗ trợ cho hệ thống này được tiếp tục thực hiện trong thời gian dài.
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn “Thù lao là gì?” và những nguyên tắc về thù lao lao động. Hy vọng đã mang đến cho Quý độc giả những thông tin hữu ích.
8. Một số câu hỏi thường gặp
8.1 Thù lao là gì?
Thù lao là khoản tiền bù đắp cho người lao động khi bỏ công sức lao động khi thực hiện một công việc. Tiền thù lao được tính dựa trên khối lượng công việc, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc đó. Thù lao chỉ được nhận sau khi hoàn thành công việc theo yêu cầu.
8.2 Có mấy phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân?
Hiện nay, có 03 cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thù lao áp dụng cho 03 đối tượng khác nhau. Cụ thể:
- Tính theo thuế lũy tiến từng phần: Áp dụng với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên.
- Khấu trừ 10%: Áp dụng với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng có thời hạn dưới 03 tháng.
- Khấu trừ 20%: Áp dụng với cá nhân không cư trú, phần lớn là công dân nước ngoài.
8.3 Thù lao cố định và thù lao biến đổi là gì?
- Thù lao cố định là mức lương không thay đổi theo năng suất làm việc.
- Thù lao biến đổi là mức lương thay đổi tùy thuộc vào năng suất và thành tích làm việc.
8.4 Thù lao khác tiền lương như thế nào?
Tiền công là khoản tiền trả công cho lao động chân tay , còn “thù lao” dùng chỉ việc trả công cho lao động trí óc sau khi hoàn thành một công việc cụ thể.
8.5 Thù lao phi tài chính là gì?
Thù lao phi tài chính là các lợi ích mà người lao động nhận được là các lợi ích phi tài chính, không phải bằng tiền như cơ hội học hỏi, sự công nhân, cơ hội thăng tiến.
8.6 Thù lao tài chính là gì?
Thù lao tài chính là các khoản tiền mà người lao động nhận được từ doanh nghiệp trong quá trình làm việc. Đây là phần tiền mà người lao động được trả bằng cách làm việc và đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp.
8.7 Khuyến khích tài chính là gì?
Khuyến khích tài chính là các khoản tiền hoa hồng, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận , phân chia năng suất dựa vào mức độ nỗ lực tăng thêm từ người lao động.
Xem thêm:
Lương 3P là gì? Cách xây dựng hệ thống lương 3P chuẩn xác nhất
Lương thời vụ là gì? Quy định về lương thời vụ tối thiểu mới nhất