Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Lương thời vụ là gì? Quy định về lương thời vụ tối thiểu mới nhất

Lương thời vụ là gì? Quy định về lương thời vụ tối thiểu mới nhất

Lương thời vụ là cụm từ đang dần trở nên phổ biến đối với thị trường lao động. Vậy lương thời vụ là gì? Có những quy định nào cho lương thời vụ? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ mang đến một số thông tin hữu ích có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề mình đang gặp phải, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

1. Lương thời vụ là gì?

Lương thời vụ là khoản lương do hình thức làm việc trong một khoảng thời gian ngắn mang lại. Doanh nghiệp trả lương thời vụ cho nhân viên nhằm giải quyết nhu cầu nhân sự cho công việc cấp bách. Thời gian nhận lương thời vụ thường là theo giờ, theo ngày hoặc theo tháng.

Lương thời vụ thường được doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động về mức lương và hình thức trả lương. Tùy theo tính chất công việc mà mức lương thời vụ sẽ phụ thuộc vào chính sách riêng của công ty. Đối với những công việc thời vụ, yêu cầu công việc thường mang tính phổ thông nên không có quy định cụ thể mức lương thời vụ cho mỗi công việc.

2. Đối tượng áp dụng mức lương thời vụ tối thiểu?

Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu được căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Đối tượng được áp dụng là người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động đúng theo quy định của Bộ luật Lao động.

Đối tượng được áp dụng là người sử dụng lao động là doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. Ngoài ra còn có cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn hoặc sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Đối tượng được áp dụng còn bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

3. Quy định về mức lương thời vụ tối thiểu

quy-dinh-luong-thoi-vu-toi-thieu

3.1 Mức lương tối thiểu theo tháng

Điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng. Mức lương quy đổi theo tháng được tính bằng mức lương theo tuần và theo ngày như sau:

3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

Mức lương tối thiểu tháng được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

 

(Đơn vị: đồng/tháng)

Vùng I 4.680.000
Vùng II 4.160.000
Vùng III 3.640.000
Vùng IV 3.250.000

Mức lương tối thiểu theo tháng được phân chia theo vùng. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức lương tối thiểu để thỏa thuận và trả lương cho người lao động theo tháng. Mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm đủ thời gian làm việc bình thường và hoàn thành định mức công việc đã thỏa thuận trong tháng thì không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

3.2 Mức lương tối thiểu theo giờ

Điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức lương tối thiểu theo giờ. Mức lương quy đổi theo tháng được tính bằng mức lương theo tuần và theo ngày như sau:

b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Mức lương tối thiểu giờ được pháp luật quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để trả lương theo giờ của người lao động.

Vùng Mức lương tối thiểu giờ

 

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 22.500
Vùng II 20.000
Vùng III 17.500
Vùng IV 15.600

Mức lương tối thiểu theo giờ áp dụng ngày 01/07/2022 như sau: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất được dùng làm cơ sở để doanh nghiệp trả lương. Đối tượng được căn cứ vào mức lương này để thỏa thuận và trả lương là người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ. Mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời gian 01 giờ và hoàn thành định mức công việc đã thỏa thuận trong thì không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

4. Người lao động làm thời vụ có đóng bảo hiểm xã hội không?

Pháp luật có quy định cụ thể về đối tượng nhận lương thời vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc. Điều đó đươc quy định tại mục a, b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang làm việc theo hợp đồng lao động.

Như vậy, người lao động làm thời vụ theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên được quy định thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo đóng các khoản bảo hiểm này cho nhân viên khi giao kết hợp đồng lao động. Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lương thời vụ tối thiểu là cơ sở để doanh nghiệp căn cứ trả lương cho người lao động. Qua bài viết hy vọng mang lại một số thông tin hữu ích về lương thời vụ tối thiểu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ kế toán và dịch vụ pháp lý.

Xem thêm:

Tiền lương danh nghĩa là gì? Sự khác biệt với lương thực tế là gì?

7 Cách tính lương nhân viên mà bạn cần biết

Tiền hoa hồng là gì? Cách tính phần trăm tiền hoa hồng