Phí AFS là gì?
Phí AFS là phụ phí do hãng tàu thu đối với các lô hàng được xuất khẩu sang Trung Quốc với mục đích là cập nhật thông tin xuất nhập khẩu và đảm bảo an ninh quốc gia của Hải quan Trung Quốc.
Để tìm hiểu kỹ hơn về phụ phí AFS và các trường hợp áp dụng loại phụ phí này, cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây:
>>> Xem thêm: Cách kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập
Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp Là Gì?
1.Phí AFS là gì?
Phí AFS được viết tắt từ Advance Filling Surcharge được hiểu là Phụ phí khai báo trước áp dụng khai báo thông tin hàng hóa trước khi hàng được bốc lên tàu được, và bắt buộc đối với mọi hàng hóa nhập vào cảng/sân bay tại Trung Quốc. Và chỉ có hàng hóa vào Trung Quốc mới liên quan đến phụ phí AFS.
Khi hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc yêu cầu hãng tàu phải thực hiện khai báo trước (khai AFS) khi hàng được bốc lên tàu, đây là phụ phí được thu để thực hiện công việc này. Việc khai báo cần thực hiện trước 24h trước khi tàu chạy.
AFS là quy định chung của Hải quan Trung Quốc đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào nước họ. Nên việc nộp phí này là bắt buộc.
Các thông tin cần khai báo về lô hàng vận chuyển bao gồm: Thông tin về người bán, người mua, thông tin về loại hàng hóa, khối lượng,…
»»»» Tham khảo:Hợp Đồng Ngoại Thương – Tất Tần Tật Kiến Thức Cần Biết
2.Đối tượng thu phí/ chịu phí AFS
Đối tượng thu phí: Các hãng tàu có dịch vụ vận chuyển hàng đi Trung Quốc hoặc FWD.
Các forwarder thu phí trong trường hợp bạn là chủ hàng xuất khẩu nhưng book hàng qua forwarder. T rên thực tế, loại phí này được coi là phí AFS địa phương. Các forwarder sau khi thu phí này từ phía khách hàng sẽ nộp lại cho hãng tàu, do vậy, hãng tàu sẽ là người thu phí cuối cùng.
Đối tượng chịu phí: Các forwarder hoặc chủ hàng, đơn vị book tàu trực tiếp với hàng tàu.
3.Mức phí AFS
Mức phí AFS thường dao động từ 30 – 40 USD cho mỗi lô hàng tùy theo mỗi hàng tàu khác nhau.
Mức phí này chỉ áp dụng trên lô hàng, không tính theo số container.
Phí AFS tương tự như phí AMS hay phí AFR áp dụng cho Mỹ hay các nước châu u, vì thế trong nhiều trường hợp thông tin phí AFS không được thể hiện trên Invoice, mà FWD có thể báo thông tin như phí AMS, khách hàng cũng có thể hiểu đó là loại phí này. Hoặc forwarder đã cộng dồn cho bạn vào các khoảng phụ phí hoặc cước biển.