Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Ngày nghỉ bù có được tính lương không?

Nhiều người lao động thắc mắc ngày nghỉ bù có được tính lương không? Theo quy định hiện tại, nếu công ty bố trí ngày nghỉ bù, người lao động vẫn sẽ được tính lương như một ngày làm việc thông thường, đảm bảo quyền lợi lao động. Trong bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc và điểm qua các nội dung liên quan đến ngày nghỉ bù có được tính lương không.

Ngày nghỉ bù có được tính lương không?
Ngày nghỉ bù có được tính lương không?

1. Nghỉ bù là gì?

Nghỉ bù là một chế độ nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng của người lao động. Trong đó có 2 loại nghỉ bù là do làm thêm giờ và do có ngày nghỉ lễ, Tết trùng với ngày nghỉ tuần.

Trong một số trường hợp đặc biệt trong chu kỳ, người lao động không thể nghỉ hằng tuần đủ như quy định. Người lao động phải được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Đó gọi là ngày nghỉ bù sau khi làm thêm giờ. Ngoài ra, nó còn có một trường hợp là ngày nghỉ tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết. Người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ tuần vào ngày làm việc kế tiếp của ngày nghỉ lễ đó.

2. Trường hợp nào người lao động được nghỉ bù?

Nếu ngày nghỉ hằng tuần có trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định mới nhất của Bộ luật hiện nay thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Theo đó, nếu ngày nghỉ hằng tuần của người lao động trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù lễ.

Trường hợp nào người lao động được nghỉ bù?
Trường hợp nào người lao động được nghỉ bù?

2.1 Nghỉ bù do làm thêm giờ

Người lao động được nghỉ bù do làm thêm giờ là một trong những trường hợp của nghỉ bù. Căn cứ theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 về việc người lao động làm thêm giờ như sau:

“Điều 111. Nghỉ hằng tuần

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.”

Như vậy, tính lương ngày nghỉ bù ngày lễ doanh nghiệp cần đảm bảo thời gian nghỉ cho người lao động đúng với quy định của pháp luật. Trong trường hợp, người lao động không được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần. Nếu không thì người lao động phải được nghỉ bình quân 4 ngày 1 tháng.

2.2 Nghỉ bù do ngày nghỉ lễ, Tết trùng với ngày nghỉ tuần

Nghỉ bù có được tính lương không là câu hỏi đã được giải đáp dựa trên các quy định cụ thể. Căn cứ vào khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định như sau:

“3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.”

Pháp luật có đưa ra quy định cụ thể trong trường hợp ngày nghỉ tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết. Người lao động sẽ có thêm ngày nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp. Doanh nghiệp cần có trách nhiệm đảm bảo người lao động có thêm ngày nghỉ.

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 về việc nghỉ lễ, Tết như sau:

  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
  • Tết Âm lịch: 05 ngày
  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)
  • Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

Với lao động nước ngoài sẽ có thêm 2 ngày là Tết cổ truyền và Quốc khánh của nước họ. Điều kiện với lao động nươc ngoài là đang làm việc tại Việt Nam. Tùy theo mỗi năm mà các ngày nghỉ được Thủ tướng Chính phủ quy định ngày cụ thể.

3. Ngày nghỉ bù có được tính lương không?

Theo Luật hiện hành, ngày nghỉ bù vẫn được tính lương. Nếu người lao động nghỉ bù do ngày lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần, họ vẫn được hưởng lương như ngày làm việc bình thường.

Căn cứ Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019 về ngày nghỉ bù như sau:

“Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)

b) Tết Âm lịch: 05 ngày

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.”

Vậy, nghỉ bù có được hưởng lương không? Theo Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương. Nếu ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.

4. Đi làm ngày nghỉ bù lễ tính như thế nào?

Trường hợp đi làm vào ngày nghỉ bù, người lao động sẽ được trả tính lương như khi làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần. Trong lịch nghỉ của người lao động tại Việt Nam, có một danh sách các ngày lễ và tết quan trọng mà họ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương. Điều này bao gồm Tết Dương lịch và Tết Âm lịch, hai dịp lễ lớn nhất của năm, cùng với những ngày kỷ niệm quốc gia như Ngày Chiến thắng, Ngày Quốc tế lao động và Quốc khánh.

Đi làm ngày nghỉ bù lễ tính như thế nào?
Đi làm ngày nghỉ bù lễ tính như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:

“3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.”

Như vậy, đối với trường hợp đi làm vào ngày nghỉ bù, người lao động vẫn sẽ có lương. Lương sẽ được trả tính lương như khi làm việc vào ngày nghỉ hằng tuần. Đối với trường hợp làm thêm giờ vào ngày này cũng sẽ được trả lương. Cách tính lương làm thêm giờ như khi làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ vào Điều 98 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 cách tính lương khi làm việc trong ngày nghỉ bù dễ hiểu như sau:

  • Dành cho ca sáng trong khoảng 06 giờ đến 22 giờ: Lương thực nhận = Lương ngày thường x 200%
  • Dành cho ca đêm trong khoảng 22 giờ đến 06 giờ: Lương thực nhận = Lương ngày thường x 230%

Ngoài ra, người lao động nước ngoài cũng có quyền được nghỉ thêm một ngày vào Tết truyền thống của họ và một ngày vào Quốc khánh của quốc gia mà họ đến từ. Điều này thể hiện sự đa dạng văn hóa và tôn trọng đối với người lao động đến từ nhiều quốc gia khác nhau làm việc tại Việt Nam.

5. Quy định về điều kiện sử dụng người lao động thêm giờ vào ngày nghỉ bù

Căn cứ theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 về việc sử dụng lao động ngày nghỉ. Pháp luật quy định khi doanh nghiệp sử dụng lao động làm thêm giờ cần đáp ứng đủ các điều kiện là:

  • Nhận được sự đồng ý từ người lao động
  • Số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc trong 1 ngày bình thường. Trong trường hợp quy định thời gian làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc ngày bình thường và số giờ ngày làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 40 giờ trong 1 tháng.
  • Số giờ làm thêm của người lao động trong năm không quá 200 giờ.
    Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động có 1 ngày nghỉ bù. Trong trường hợp, doanh nghiệp muốn người lao động đi làm trong ngày nghỉ bù. Ngoài việc trả mức lương phù hợp với công sức nhân viên, còn phải đảm bảo số giờ làm thêm. Cụ thể, số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày làm.

Đối với trường hợp đặc biệt:
Trong một số trường hợp người lao động không được từ chối làm thêm giờ. Pháp luật có quy định điều này tại Điều 108 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 . Trong một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ. Điều này cũng quy định thời gian là vào bất kỳ ngày nào mà không giới hạn về giờ làm thêm.

Đối với người lao động thì không được từ chối các trường hợp đặc biệt này. Cụ thể, đầu tiên là trong trường hợp có lệnh động viên và huy động nghĩa vụ quốc phòng, an ninh. Thứ hai là thực hiện công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản. Cụ thể, đó là phòng ngừa, khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và do thảm họa. Nhưng trừ một số trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe.

6. Có phải bố trí ngày nghỉ bù cho NLĐ sau khoảng thời gian làm thêm giờ không?

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, không có yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng lao động phải bố trí thời gian nghỉ bù cho người lao động sau khi làm thêm giờ. Điều này đồng nghĩa với việc khi người lao động làm thêm giờ, họ sẽ không tự động được nghỉ bù trừ khi có thỏa thuận cụ thể với người sử dụng lao động. Các quy định hiện hành chỉ yêu cầu trả lương làm thêm giờ đúng theo quy định của pháp luật.

Có phải bố trí ngày nghỉ bù cho NLĐ sau khoảng thời gian làm thêm giờ không
Có phải bố trí ngày nghỉ bù cho NLĐ sau khoảng thời gian làm thêm giờ không?

Trước đây, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực vào ngày 1/2/2021), người lao động làm thêm giờ được hưởng quyền lợi về nghỉ bù. Cụ thể, sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí thời gian nghỉ bù cho số giờ làm thêm. Nếu không thể sắp xếp nghỉ bù, người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ theo Điều 97 của Bộ luật Lao động.

Sau khi Nghị định 45/2013/NĐ-CP hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định về nghỉ bù đã không còn tồn tại. Điều này có nghĩa là theo Bộ luật Lao động 2019, công ty không còn bắt buộc phải sắp xếp thời gian nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm giờ. Thay vào đó, việc trả lương làm thêm giờ đúng theo mức quy định đã trở thành phương thức duy nhất để bù đắp cho người lao động khi phải làm thêm ngoài giờ.

Tóm lại, trong quy định hiện nay, sau khi làm thêm giờ, công ty không có nghĩa vụ phải bố trí thời gian nghỉ bù cho người lao động như trước đây. Thay vào đó, người lao động sẽ được trả lương làm thêm giờ theo đúng mức quy định của pháp luật. Quy định về nghỉ bù chỉ còn áp dụng nếu có thỏa thuận đặc biệt giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Qua bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về câu hỏi nghỉ bù có được tính lương không? Hy vọng doanh nghiệp có thể hiểu và nắm được các quy định về ngày nghỉ bù. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và pháp lý.

Xem thêm:

Nghỉ Tết có được tính lương không?

Lương giám đốc công ty TNHH 1 thành viên có được tính vào chi phí không?

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương như thế nào?