Một số lưu ý khi nhận được L/C
Nhiều người khi nhận được l/c thì không rõ nên kiểm tra từ đâu, do đó mình muốn chia sẻ cho các bạn cách thức kiểm tra khi nhận được L/C
>>>>> Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến chứng từ thanh toán LC có sai sót
1. Kiểm tra khi vừa nhận được L/C
Các nội dung mà bạn cần kiểm tra khi nhận được L/C bao gồm:
– Kiểm tra L/C có là đối tượng điều chỉnh bởi UCP nào hay không.
– Kiểm tra tính chân thật của L/C.
L/C giả thường rất hiếm thấy nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu có bất kỳ hình thức sai phạm nào.
Về nguyên tắc, L/C phải do ngân hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận tại Việt Nam gửi đến doanh nghiệp. Mọi L/C nhận được bằng các kênh khác đều phải cảnh giác cao độ.
Ví dụ, nếu nhận được L/C trực tiếp từ nước ngoài, thì cần liên hệ với ngân hàng phục vụ mình để làm rõ, hoặc ngay cả khi nhận được L/C từ ngân hàng Việt Nam gửi đến nhưng ngân hàng này không phải là ngân hàng phục vụ mình thì cũng phải liện hệ làm rõ.
– Nếu nhận được L/C do một người mua không quen biết mở, nhưng lại được một ngân hàng phục vụ mình thông báo, thì cũng phải kiểm tra mọi chi tiết để làm rõ L/C.
– Kiểm tra nội dung chi tiết của L/C: Một thực tế là, có đến 50% bộ chứng từ bị từ chối ngay từ lần xuất trình đầu tiên.
Nguyên nhân có nhiều, song một trong những nguyên nhân có thể khắc phục được đó là thiếu sự kiểm tra cần thiết ngay khi nhận được L/C, dẫn đến việc xử lý L/C thiếu sự đồng bộ, thiếu sự phối kết hợp giữa các phòng ban.
2. Kiểm tra loại L/C
Theo quy tắc của UCP 600, một L/C không nói là loại nào, thì được xem là loại không hủy ngang. Vấn đề còn lại cần kiểm tra là:
– Kiểm tra xem L/C có được thanh toán theo thời hạn và đúng địa điểm như thỏa thuận;
– Nếu L/C cho phép trả tiền hay chiết khấu tại nước xuất khấu tại nước xuất khẩu thì rất thuận tiện, còn nếu thực hiện ở nước ngoài thì có thể phải mất một thời gian và các vấn đề khác phức tạp có thể phát sinh.
– Kiểm tra xem L/C thuộc loại nào: Payment at sight, Usance, Deferred hay Negotiation.
– Kiểm tra tên và địa chỉ của người mua và người bán có chính xác.
– Kiểm tra xem với điều kiện của L/C, mình có thể sản xuất, thu gom, giao hàng, lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C và trong giới hạn thời gian xuất trình chứng từ vận tải. Ngân hàng không được làm trái UCP 600 và sẽ không trả tiền sau ngày L/C hết hạn hoặc chứng từ không phù hợp.
– Nếu L/C được chuyển bằng điện, kiểm tra xem L/C là thông báo sơ bộ hay L/C đầy đủ. L/C có hiệu lực thực hiện hay không có hiệu lực thực hiện. Ngân hàng thông báo có ghi rõ là L/C là đối tượng điều chỉnh UCP 600.
– Kiểm tra để đảm bảo rằng các khoản phí ngân hàng mà mình phải chịu có đúng như đã thỏa thuận.
– Nếu phát hiện điều gì sai sót, L/C bị biến dạng, hay bị kéo dài… thì phải liên hệ ngay với ngân hàng thông báo để làm rõ. Đôi khi đó là do lỗi kỹ thuật, sự nhầm lẫn sai sót của ngân hàng thông báo, thì phải liên hệ không chậm trễ với người mua để đảm bảo rằng mọi sửa đổi L/C nếu cần thì phải được chuyển đến kịp thời.
Trước khi triển khai thực hiện L/C, những nhà xuất khẩu kinh nghiệm thường gửi ngay một bản copy L/C cho người giap nhận hau bất kỳ người nào có chức năng lấy chứng từ vận tải. Tương tự, một bản copy L/C cũng được gửi đến công ty bảo hiểm, nếu nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm. Cần lưu ý là, các yêu cầu của nhà xuất khẩu bằng các cú điện thoại có rủi ro rất cao, vì sai sót rất dễ xảy ra trong khâu phiên âm, thậm chí có thể dẫn đến chứng từ vận tải hay chứng từ bảo hiểm không được cấp đúng loại yêu cầu. khoa hoc xuat nhap khau
3. Kiểm tra chi tiết L/C
Khi đi kiểm tra chi tiết L/C, chúng ta cần kiểm tra:
– Cơ sở điều kiện giao hàng có chính xác như hợp đồng thương mại.
Ví dụ: Hợp đồng thương mại quy đinh $100.000 FOB Hải Phòng, nhưng L/C lại ghi $ 100.000 CIF Singapore, thì nhà xuất khẩu phải yêu cầu sửa đổi L/C, nếu không anh ta phải chịu thêm cước phí vận tải và phí bảo hiểm hàng hóa. Việc tự ý ghi tăng thêm giá trị cước phí vận tải và phí bảo hiểm sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán.
– Việc chuyển tải có bị cấm?
– Ngày hết hạn của L/C.
Bạn có thể kịp thời gian giao hàng, lập chứng từ và xuất trình? Thời gian bạn cần có gồm:
+ Sản xuất và đóng gói
+ Kiểm định (nếu có)
+ Giao hàng (kiểm tra lịch tàu chạy) học nghiệp vụ khai báo hải quan
+ Công việc với Phòng thương mại và Lãnh sự quán
+ Tập hợp và kiểm tra chứng từ
+ Xuất trình chứng từ cho ngân hàng.
Tất cả các công việc trên phải được hoàn thành trước khi L/C hết hạn và trong thời gian 21 ngày sau ngày giap hàng (nếu L/C không quy định khác)
Xem thêm:
Hệ Thống Swift Trong Thanh Toán Quốc Tế