Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Lương Cơ Bản Là Gì? Cập Nhật Mức Lương Cơ Bản Mới Nhất

I. Lương Cơ Bản Là Gì?

Lương cơ bản là mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng mà người lao động nhận được khi làm việc tại doanh nghiệp, mức lương này không bao gồm tiền phụ cấp. Lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được.

Như vậy lương cơ bản sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động, tính chất và nội dung của công việc, do lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp nên đây không phải là số tiền thực tế mà người lao động nhận được.

II. Cách Tính Lương Cơ Bản Mới Nhất

cap-nhat-luong-co-ban

Mức lương cơ bản áp dụng cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước nên cách tính lương sẽ khác nhau. Vậy lương cơ bản năm 2022 được tính theo công thức sau:

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong nhà nước sẽ tính lương cơ bản dựa trên mức lương cơ sở và hệ số lương. 

Lương cơ bản= Lương cơ sở x Hệ số lương

Hệ số lương cơ bản được chia như sau:
  • Hệ số lương cơ bản bậc Trung cấp: 1.86 triệu đồng/tháng
  • Hệ số lương cơ bản bậc Cao đẳng: 2.10 triệu đồng/tháng
  • Hệ số lương cơ bản bậc Đại học: 2.34 triệu đồng/tháng
  • Hệ số lương cơ bản bậc thạc sĩ: 2.67 triệu đồng/tháng
  • Hệ số lương cơ bản bậc tiến sĩ: 3.00 triệu đồng/tháng
Hệ số lương cơ bản áp dụng cho người lao động mới ra trường

Lương cơ sở sử dụng theo quy định mới nhất tính từ thời điểm từ 01/07/2019 trở đi là 1.490.000 VNĐ.

2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp

Người lao động trong doanh nghiệp bao gồm:
  • Những cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, và những cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê, mướn người lao động theo hợp đồng lao động;
  • Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và quản lý, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
  • Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được Bộ luật Lao động quy định;
  • Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê người lao động theo hợp đồng lao động.
Những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thì công thức để tính mức lương cơ bản sẽ được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng.
  • Mức 4.420.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
  • Mức 3.920.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
  • Mức 3.430.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
  • Mức 3.070.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Doanh nghiệp thuộc vùng nào thì sẽ tính lương cơ bản dựa vào lương tối thiểu vùng được quy định tại khu vực đó. Doanh nghiệp trả lương cơ bản cho người lao động sẽ không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Đối với những người lao động đã qua đào tạo nghề, đã học nghề thì mức lương cơ bản phải cao hơn ít nhất là 7% mức lương tối thiểu vùng theo như đã quy định. Vậy mức lương cơ bản của người đã được đào tạo nghề là

  • Mức 4.729.400 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
  • Mức 4.194.400 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
  • Mức 3.670.100 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III
  • Mức 3.284.900 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

III. Lương Cơ Bản Có Phải Mức Lương Đóng BHXH Không?

 

Các doanh nghiệp thường lấy mức lương cơ bản để đóng bảo hiểm xã hội nhưng theo quy định hiện nay thì mức lương đóng BHXH bao gồm cả lương cơ bản và phụ cấp, các khoản bổ sung khác.

Các khoản thu nhập khác làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm có phụ cấp chức danh, phụ cấp thâm niên, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động, phụ cấp có tính chất tương tự và các khoản bổ sung được ghi trong hợp đồng.

Vậy tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.