Căn cứ chứng minh hàng về trước, hóa đơn về sau. Nếu hàng về kỳ trước, hóa đơn về vào kỳ sau
ACC TRAINING
ACC TRAINING

Cách xử lý trường hợp hàng về mà hóa đơn chưa về theo quy định mới nhất

 

1. Căn cứ chứng minh hàng về trước, hóa đơn về sau

Căn cứ vào thời điểm lập hóa đơn được ghi nhận sau thời điểm lập phiếu xuất kho của bên bán, phiếu nhập kho của bên mua.

  • Đơn đặt hàng (Hợp đồng mua hàng)
  • Phiếu xuất kho của bên bán, phiếu nhập kho
  • Trên hợp đồng có ghi rõ thời điểm giao hàng, thời điểm giao hóa đơn… (thường trong  trường hợp người bán chịu trách nhiệm vận chuyển đến cho người mua, người mua kiểm nhận hàng rồi mới quyết định mua hoặc người mua chờ người bán thanh toán thì mới xuất hóa đơn GTGT. Khi đó, người bán mới viết hóa đơn GTGT)

2. Nếu hàng về kỳ trước, hóa đơn về vào kỳ sau

Theo thông tư hướng dẫn, Kế toán sẽ ước tính giá hàng để ghi sổ như sau:

– Khi hàng về:

Căn cứ vào giá hàng hóa tương đương của cùng nhà cung cấp hoặc các lần mua hàng trước đây để ước tính giá hàng hóa và ghi sổ hàng hóa theo giá ước tính.

Nợ TK 152, 153,…: Giá ước tính

Có TK 331(111, 112): Giá ước tính

– Khi hóa đơn về:

Cách 1: So sánh giá ước tính và giá trên hóa đơn và điều chỉnh
+ Nếu Giá trên hóa đơn bằng giá ước tính:

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 133: Phần tiền thuế trên hóa đơn

Có TK 111, 112, 331: phần tiền thuế GTGT trên hóa đơn

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Không phải ghi gì.

+ Nếu giá trên hóa đơn lớn hơn giá ước tính:

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Ghi bút toán phản ánh thuế GTGT

Nợ TK 133 (1331) – Tiền thuế trên hóa đơn

Có TK 111, 112, 331, … – Tiền thuế

Điều chỉnh tăng:

Nợ TK 152, 153….: Phần chênh lệch giữa giá trên hóa đơn và giá ước tính

Có TK 111, 112, 331…: Chênh lệch

Điều chỉnh tăng:

Nợ TK 152, 153….: Phần chênh lệch giữa giá trên hóa đơn và giá ước tính

Có TK 111, 112, 331…: Chênh lệch

 

 

 

+ Nếu giá trên hóa đơn nhỏ hơn giá ước tính:

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Ghi bút toán phản ánh thuế GTGT

Nợ TK 133 (1331) – Tiền thuế trên hóa đơn

Có TK 111, 112, 331, … – Tiền thuế

Điều chỉnh giảm:

Nợ TK 152, 153….: Phần chênh lệch giữa giá trên hóa đơn và giá ước tính

Có TK 111, 112, 331…: Chênh lệch

Điều chỉnh giảm:

Nợ TK 152, 153….: Phần chênh lệch giữa giá trên hóa đơn và giá ước tính

Có TK 111, 112, 331…: Chênh lệch

 

 

– Cách 2: Hủy bỏ bút toán ghi theo giá ước tính bằng phương pháp ghi đỏ và hạch toán lại.

+ Bút toán hủy bỏ:

(Nợ TK 152, 153….: Giá ước tính

Có TK 111,112, 331…: Giá ước tính)

+ Hạch toán lại giống như trường hợp hàng và hóa đơn cùng về:

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 152, 153… – Giá mua chưa có thuế

Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT được khấu trừ  

Có TK 111, 112, 331, … – Tổng giá thanh toán

Nợ TK 152, 153… – Tổng giá mua

Có TK 111, 112, 331, … – Tổng giá thanh toán

Tuy nhiên, thực tế Kế toán có thể gọi điện trực tiếp cho nhà cung cấp để hỏi giá nhập kho và hẹn ngày lấy hóa đơn. Sau đó, Kế toán ghi giá trị nhập kho theo số lượng thực nhập.

Khi nhận được hóa đơn, Kế toán ghi bổ sung bút toán thuế

Nợ TK 133

Có TK 331