Xử lý chi hỗ trợ đi lại ngày lễ, Tết cho nhân viên
1. Điều kiện để chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, Tết cho nhân viên được coi là chi phí hợp lý
Theo điểm 2.31 Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, quy định:
“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp”
=> Như vậy, Chi hỗ trợ cho nhân viên đi lại ngày lễ, Tết được tính là chi phí được trừ nếu:
- Khoản chi đó có đầy đủ chứng từ theo quy định ở phần 2 dưới đây
- Tổng các khoản chi phúc lợi trong năm không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện năm.
Lương Thực tế thực hiện là tổng số tiền lương doanh nghiệp đã chi trong năm quyết toán. học kế toán ở đâu tốt nhất
2. Hồ sơ, chứng từ và cách hạch toán chi phí hỗ trợ nhân viên đi lại ngày lễ, Tết:
a. Chứng từ:
- Khoản chi phải được ghi rõ trong 1 trong các văn bản: Hợp đồng lao động, Thoả ước lao động tập thể, Quy chế tài chính, Quy chế thưởng
- Có danh sách lao động được nhận hỗ trợ có đầy đủ chữ ký
- Phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi.
b. Hạch toán:
- Khi tính tiền hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, Tết
Nợ TK 642
Có TK 334
- Khi chi tiền hỗ trợ chi phí đi lại:
Nợ TK 334
Có TK 111, 112