ACC TRAINING
ACC TRAINING

Thủ tục hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử MỚI NHẤT 2020

Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử 01/11/2020 đang đến gần cũng là lúc nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử. Bài viết dưới đây, ACC TRAINING  sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục này nhanh chóng và đúng quy định qua bài viết Thủ tục hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử MỚI NHẤT 2020.
 
1. Khi nào doanh nghiệp cần làm thủ tục hủy hóa đơn giấy còn dư, không tiếp tục sử dụng?
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC thì kể từ 1/11/2020, 100% đơn vị kinh doanh bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Cũng kể từ thời điểm trên, đơn vị kinh doanh còn dư hóa đơn giấy cần phải làm thủ tục hủy hóa đơn còn dư.
 
Bên cạnh đó, Thông tư 32/2011/TT-BTC (có hiệu lực đến 31/10/2020) quy định: “Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định”. Như vậy, từ nay đến 31/10/2020 đơn vị kinh doanh vẫn có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử hoặc tiến hành hủy hóa đơn giấy còn dư mà không có nhu cầu sử dụng nữa.
 

2. Thủ tục hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử

Căn cứ Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn thì thủ tục hủy hóa đơn giấy không tiếp tục sử dụng gồm 4 bước như sau:
 
Bước 1: Thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh)
Thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải bao gồm đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức kinh doanh
Bước 2: Lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy phải ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục); Hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử
Bước 3: Lập biên bản hủy hóa đơn.
Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn cần ký vào biên bản hủy hóa đơn, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
Bước 4: Doanh nghiệp phải làm thông báo kết quả hủy hóa đơn Theo mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy
Số lượng: 2 bản (một bản lưu nội bộ tổ chức, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp)
Thời hạn gửi thông báo kết quả: chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày thực hiện thủ tục hủy hóa đơn.

3. Thời hạn hủy hóa đơn giấy

Khi doanh nghiệp tiến hành hủy hóa đơn giấy phải tuân thủ theo quy định về thời hạn hủy hóa đơn.
 
Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

4. Phạt vi phạm

Theo Khoản 7 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn) thì:
– Đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo kết quả hủy hóa đơn: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền.
– Đối với hành vi nộp chậm thông báo kết quả hủy hóa đơn:
Phạt cảnh cáo: nếu nộp chậm từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 10 (kể từ ngày hết thời hạn theo quy định)
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng: đối với hành vi nộp chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: đối với hành vi không nộp thông báo (sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định)
 

 

5. Mẫu hồ sơ hủy hóa đơn giấy không tiếp tục sử dụng

Hồ sơ hủy hóa đơn được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
Biên bản hủy hóa đơn;
Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn
Bài viết trên đây, ACC TRAINING đã hướng dẫn bạn đọc thủ tục hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nắm rõ được thủ tục hủy hóa đơn giấy để quá trình chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử được nhanh chóng, thuận lợi.
 
ACC TRAINING tự hào là một trong những trung tâm đào tạo kế toán thực tế tốt nhất hiện nay.Trung tâm cam kết hỗ trợ học viên đến khi các bạn có thể làm được việc thì thôi mà không cần phát sinh thêm bất cứ khoản chi phí nào cả. Liên hệ tới Hotline 0338714414 để tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực hành để được các kế toán trưởng hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán.
 
ACC TRAINING chúc bạn thành công!