Một số quy định chung về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ theo thông tư 39/2014/TT-BTC
Những quy định chung về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ tại các doanh nghiệp đều được quy định tại thông tư 39/2014/TT-BTC. Vậy những quy định chung đó là gì, chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng hóa đơn bán hàng. Bài viết dưới đây của ACC TRAINING sẽ gửi tới bạn những thông tin thiết thực nhất về vấn đề này.
1. Phạm vi điều chỉnh của thông tư 39/2014/TT-BTC
Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là hóa đơn); nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn; kiểm tra, thanh tra về hóa đơn.
2. Đối tượng áp dụng quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ theo thông tư 39/2014/TT-BTC
Đối tượng áp dụng quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ theo thông tư 39/2014/TT-BTC gồm:
a) Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
+ Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
+ Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
b) Tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung ứng giải pháp hóa đơn điện tử.
c) Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
d) Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
3. Loại và hình thức hóa đơn bán hàng theo thông tư 39/2014/TT-BTC
a) Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
b) Các loại hóa đơn.
+ Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: học kế toán ở đâu tốt nhất quận Hai Bà Trưng
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
+ Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Ví dụ:
– Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước và hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
– Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.
– Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
– Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng.
+ Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
+ Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
c) Hình thức hóa đơn
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
+ Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
+ Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
d) Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 5.4 và 5.5 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trên đây là một số quy định chung về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ theo Thông tư 39/2014/TT-BTC. Mong rằng những chia sẻ từ ACC TRAINING hữu ích với các bạn!
Xem thêm: Nội dung bắt buộc và không bắt buộc ghi trên hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC
ACC TRAINING – nơi tổ chức đào tạo các khóa học kế toán thực tế chuyên nghiệp, với giảng viên đứng lớp 100% là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiện đang là kế toán trưởng tại các doanh nghiệp lớn rất sẵn lòng giải đáp những thắc mắc cho bạn nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học và làm kế toán.
Đặc biệt, bạn có thể tham gia lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia, kế toán trưởng tại ACC TRAINING.
ACC TRAINING chúc bạn thành công!