Kế Toán Nội Bộ Là Gì? Mô Tả Công Việc Kế Toán Nội Bộ
1. Kế toán nội bộ là gì? Tìm hiểu về kế toán nội bộ
1.1. Khái niệm kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ là bộ phận kiểm soát, lưu trữ, kiểm tra, thống kê tình hình thực tế của doanh nghiệp. Kế toán nội bộ tập trung vào việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin tài chính và kinh tế của một doanh nghiệp.
1.2. Vai trò của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, kế toán nội bộ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc kiểm soát và hạn chế các thiếu hụt tài chính. Kế toán nội bộ giám sát toàn bộ hoạt động của một công ty, kiểm tra và phân tích thông tin và dữ liệu kế toán một cách phù hợp và cụ thể.
Từ đó, các báo cáo giúp quản lý, cấp trên hiểu được tình hình kinh doanh và lên kế hoạch làm việc hiệu quả hơn.
1.3. Yêu cầu của kế toán nội bộ
– Có kỹ năng kế toán và kiến thức chuyên môn cao
– Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ
– Khả năng tính toán tốt và độ nhạy với dữ liệu
– Kỹ năng vi tính văn phòng tốt
1.4. Phân biệt kế toán nội bộ và kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ hoạt động kinh doanh đảm bảo hiệu quả, tuân thủ pháp luật và việc này được thực hiện bởi ban giám đốc.
Kế toán nội bộ kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kiểm soát nội bộ theo quy định hay không, việc này do hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện.
Kiểm soát nội bộ đề cập đến toàn bộ hệ thống, bao gồm cả phòng ban kế toán nội bộ.
2. Các công việc kế toán nội bộ phải làm
Mô tả công việc kế toán nội bộ
– Sắp xếp, lưu trữ an toàn các tài liệu nội bộ đảm bảo tính khoa học và dễ dàng tra cứu khi cần thiết.
– Ban hành và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các văn bản nội bộ.
– Việc hạch toán kế toán được thực hiện theo quy định của chứng từ nội bộ.
– Phối hợp làm việc với các kế toán khác.
– Thu thập, phân tích và xử lý số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
– Lập báo cáo tài chính tính toán kết quả hoạt động thực tế của công ty vào cuối kỳ hoặc khi có yêu cầu.
Xem thêm:
- Mô tả công việc của kế toán công nợ trong doanh nghiệp
- Mô tả công việc của kế toán bán hàng tại doanh nghiệp
3. Mẫu CV xin việc kế toán nội bộ
Dưới đây là mẫu phỏng vấn vị trí kế toán nội bộ các bạn có thể tham khảo.
Phần thông tin cá nhân
– Ở phần hồ sơ cá nhân trong CV xin việc kế toán nội bộ bạn cần nêu được các thông tin cá nhân bao gồm:
- Họ và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Số điện thoại
- Email cá nhân
- Địa chỉ nơi ở hiện tại;
Đây là các thông tin cơ bản của ứng viên cần đưa vào bất cứ CV nào, không riêng gì CV xin việc kế toán nội bộ, để nhà tuyển dụng biết và phân loại ứng viên cho phù hợp.
Đồng thời khi bạn trúng tuyển nhà tuyển dụng cũng sẽ dựa vào các thông tin này mà liên lạc với bạn nên hãy viết thật chính xác, rõ ràng.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng email được đặt theo họ và tên, không nên sử dụng các email đặt theo bí danh hay nickname.
– Ảnh ứng viên: Với CV đã có form sẵn, bạn dán ảnh ở ô vị trí ảnh tương ứng. Với CV kế toán nội bộ không có form sẵn thì bạn có thể đính kèm ảnh thẻ ở đầu CV để nhà tuyển dụng nhận biết được ứng viên
Phần mục tiêu nghề nghiệp
Bạn sẽ trình bày về mục tiêu (ngắn hạn, dài hạn) khi ứng tuyển vị trí kế toán nội bộ của bản thân.
- Mục tiêu ngắn hạn là những điểm bạn thấy mình có phù hợp với công việc kế toán nội bộ và mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp.
- Mục tiêu dài hạn là định hướng từ 3 – 5 năm, bạn có thể đưa ra những mục tiêu hướng tới của mình ở lĩnh vực kế toán (kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán trưởng…)
Lưu ý: Ở phần này bạn nên gói gọn từ 2 – 3 câu để nhà tuyển dụng biết được mục đích xin việc của bạn, không nên viết quá dài
Ví dụ:
“Tôi đã từng làm vị trí kế toán nội bộ cho công ty X nên tôi có khả năng tính toán, giải quyết công việc, tôi nghĩ mình thích hợp với yêu cầu công ty đưa ra.
Tôi mong muốn được làm việc, đóng góp cho quý công ty. Trong 3 – 5 năm tôi mong mình có cơ hội làm ở vị trí kế toán trưởng giúp công ty ngày càng phát triển hơn.”
Phần trình độ học vấn
Kế toán nội bộ là vị trí đòi hỏi nhiều kiến thức từ ứng viên, nên trong CV xin việc kế toán nội bộ nhà tuyển dụng thường ưu tiên những người được đào tạo bài bản. Bạn nên liệt kê hết các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến ngành kế toán – tài chính,… để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Ở phần trình độ học vấn bạn có thể trình bày các nội dung theo thứ tự:
- Tên trường Đại học
- Thời gian tốt nghiệp
- Chuyên ngành học
- Các chứng chỉ liên quan
- Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc
Nếu bạn từng có kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực kế toán thì nên sắp xếp:
- Tên công ty từng làm việc
- Thời gian làm việc
- Vị trí đảm nhận
- Nhiệm vụ cần thực hiện
Lưu ý: Bạn chỉ nên liệt kê các công việc có thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên. Nhà tuyển dụng không thích ứng viên hay nhảy việc và ưu tiên những người muốn làm việc lâu dài với họ. Đồng thời nên chọn các công việc liên quan tới ngành kế toán – tài chính để đưa vào CV xin việc kế toán nội bộ (Dù bạn chưa từng làm ở vị trí kế toán nội bộ nhưng nếu có kinh nghiệm ở các vị trí liên quan thì cũng được nhà tuyển dụng đánh giá cao)
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường (chưa có nhiều kinh nghiệm) cũng không nên bỏ trống phần kinh nghiệm làm việc này. Bạn có thể viết về quá trình học tập, những hoạt động liên quan đến kế toán mà bạn từng tham gia. Đó cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng biết và đánh giá năng lực của bạn.
Phần thành tích – giải thưởng
Nếu có thể liệt kê những giải thưởng trong các cuộc thi ở trường
Phần kỹ năng
Kế toán nội bộ là vị trí rất quan trọng kinh nghiệm làm việc và kỹ năng, đây cũng là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm từ ứng viên. Nhất là kỹ năng cá nhân, nếu trình độ học vấn của bạn không cao như người khác thì đây là yếu tố giúp bạn có được điểm tuyệt đối.
Bạn nên chọn các kỹ năng như: Kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng mềm liên quan đến ngành kế toán như: Khả năng tính toán, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian,….
Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn nên căn cứ theo Jd kế toán nội bộ ở tin tuyển dụng. Đó chính là yêu cầu của nhà tuyển dụng, sau đó chọn lọc các kỹ năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu đó. Phần này rất quan trọng trong CV kế toán nội bộ.
Phần thông tin thêm
Ngoài các phần chính, bắt buộc phải có thì để CV xin việc vị trí kế toán nội bộ phong phú hơn bạn có thể bổ sung thêm như: Sở thích, tính cách, người tham chiếu, hoạt động ngoại khóa,…
Các thông tin đưa ra trong CV đều là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của bạn. Nên chọn các sở thích mang đến lợi ích cho công việc như: Đọc sách, xem thời sự, xem phim tiếng Anh,…
4. Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ
Một số câu hỏi trong khi phỏng vấn kế toán nội bộ như:
- Giới thiệu khái quát về bản thân
- Kế toán nội bộ cần có những kỹ năng gì?
- Kế toán nội bộ cần thực hiện những công việc gì?
- Kinh nghiệm liên quan đến công việc kế toán?
- Đã từng lập những chứng từ, báo cáo nào?
- Khó khăn đã gặp phải và cách giải quyết khi làm việc?
Xem thêm: Mẫu Biên Bản Giao Nhận Hàng Hóa (Hồ Sơ, TSCĐ) Mới Nhất
Chi phí lương không đóng bảo hiểm có bị loại chi phí hợp lý
5. Mức lương kế toán nội bộ hiện nay
Lương của người chưa có kinh nghiệm làm kế toán nội bộ sẽ rất thấp, chỉ 4 – 5 triệu/tháng. Đối với những ai đã có kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn cao, thu nhập có thể đạt tới 20 triệu/tháng.
Xem thêm: Chi phí lương không đóng bảo hiểm có bị loại chi phí hợp lý
6. Kinh nghiệm làm kế toán nội bộ
Một kế toán nội bộ giỏi sẽ hội tụ những yếu tố sau:
- Lập kế hoạch công việc chi tiết, khoa học
- Quản lý thời gian tốt
- Thích ứng nhanh với môi trường làm việc
- Giao tiếp khéo léo
- Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán