Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kế toán

Hạch toán chi tiết chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý theo TT200 và TT133

Chi phí lãi vay bao gồm phí lãi vay hợp lý hoặc không hợp lý. Dù là chi phí lãi vay hợp lý hoặc không hợp lý thì kế toán vẫn phải hạch toán theo đúng quy định và thông tư mà doanh nghiệp mình áp dụng (TT200 và TT133). 

Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý khi tính thuế TNDN

– Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN

– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

– Nếu vay của tổ chức, cá nhân,… không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay

– Hợp đồng vay tiền

– Chứng từ khấu trừ thuế TNCN 5% ( nếu đi vay của cá nhân khi trả lãi tiền vay phải khấu trừ 5%)

– Hóa đơn GTGT tiền lãi vay (nếu vay của DN khi trả lãi vay phải yêu cầu công ty cho vay xuất hóa đơn)

I: Hạch toán chi tiết chi phí lãi vay hợp lý hoặc không hợp lý theo TT200 và TT133

1. Hạch toán chi phí lãi vay không hợp lý

a) Thế nào là chi phí lãi vay không hợp lý

– Là những chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay lãi suất vay của doanh nghiệp vượt quá mức 150% so với lãi suất cơ bản thì khoản lãi vay vượt quá đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

b) Cách hạch toán chi phí lãi vay không hợp lý

Cách hạch toán chi phí lãi vay không hợp lý

Cách hạch toán chi phí lãi vay không hợp lý

Nợ TK 811 học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất hà nội

Có TK 111, 112.

Cuối kỳ kết chuyển

Nợ TK 911

Có TK 811

>>>> Xem thêm: 10 nguyên tắc chuẩn mực dân kế toán phải biết

Nguyên lý kế toán và hệ thống bài tập, bài giải về nguyên lý kế toán

Lưu ý về các khoản chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định

2. Hạch toán Chi phí lãi vay hợp lý

a) Thế nào là chi phí lãi vay hợp lý

– Chi phí lãi vay được chấp nhận là chi phí hợp lý nếu như doanh nghiệp sử dụng khoản tiền vay đó phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

– Lãi suất khoản tiền vay không quá 150% LS cơ bản

– Doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ

– Doanh nghiệp khi đi vay vốn và khi trả tiền lãi vay phải thanh toán số tiền vay bằng thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, chuyển khoản hay các hình thức không dùng tiền mặt khác ( chú ý: không giao dịch thanh toán bằng tiền mặt)

b) Cách hạch toán chi phí lãi vay hợp lý

Cách hạch toán chi phí lãi vay hợp lý học kế toán thuế online

1. Nếu trả lãi vay theo định kỳ

Nợ TK 635

Có TK 111, 112.

– Nếu có phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, ghi:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112…

2. Nếu trả lãi vay trước cho nhiều kỳ:

– Khi trả lãi, ghi:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Theo Thông tư 200 và 133)

Có TK 111, 112

– Khi phân bổ dần lãi vay vào chi phí:

Nợ TK 635

Có TK 142, 242.

3. Nếu trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay:

– Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635

Có TK335

– Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, ghi:

Nợ TK 335

Có TK 111, 112

4. Nếu DN bạn có thuê tài sản tài chính, thì lãi thuê tài sản tài chính phải trả:

– Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, doanh nghiệp trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112

– Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, nhưng doanh nghiệp chưa có tiền trả, ghi:

Nợ TK 635

Có TK 315

5. Nếu DN trả lãi trả chậm của của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp:

– Lãi phải trả cho bên bán khi mua tài sản ghi:

Nợ TK 242

Có TK 111, 112

– Định kỳ phân bổ dần lãi trả chậm vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635

Có TK 242

Xử lý khoản chi phí lãi vay không hợp lý:

– Cuối năm khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải loại chi phí không được trừ này ra (Các nhập vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN).

Hạch toán chi tiết chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý theo TT200 và TT133

3. Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay

Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay

Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay

– Theo quy định nếu đi vay của cá nhân (không phải tổ chức tín dụng)

=> Khi trả lãi vay DN có trách nhiệm phải khấu trừ 5% thuế TNCN

* Có 2 trường hợp như sau:

1) Nếu trên hợp đồng ghi là: Bên vay sẽ chịu thuế TNCN (Tức là DN bạn chịu khoản tiền thuế TNCN này thay cho cá nhân) thì hạch toán như sau:

– Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân

Nợ TK635 (Tổng số tiền lãi vay mà DN trả cho cá nhân cho vay)

Có TK111, TK112

– Khi tính tiền thuế TNCN phải nộp:

Nợ TK811 (Tiền thuế TNCN 5% mà DN chịu)

Có TK3335

– Khi nộp tiền thuế:

Nợ TK3335

Có TK111, TK112

– Cuối năm phải loại chi phí này ra (Đưa vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN)

2) Nếu hợp đồng ghi: Cá nhân sẽ chịu khoản thuế đó (Tức là DN sẽ nộp hộ cho cá nhân), thì hạch toán như sau:

– Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:

Nợ TK 635 (Tổng số tiền lãi vay mà DN trả cho cá nhân cho vay)

Có TK 111,112

– Tính tiền thuế TNCN phải nộp:

Nợ TK 138 (Tiền thuế TNCN 5% mà cá nhân chịu)

Có TK3335

– Khi nộp thuế:

Nợ TK3335

Có TK111, TK112

– Khi thu lại tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:

Nợ TK111, TK112

Có TK138