NLĐ nghỉ việc 14 ngày trở lên có phải báo giảm lao động không?
Bảo hiểm ngày càng đóng một vai trò rất quan trọng trong chính sách về an sinh và xã hội nhà nước. Người lao động chính là các đối tượng bắt buộc tham gia vào việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Và ở đây, có một vấn đề được khá nhiều bạn đặt ra câu hỏi chính là người lao động khi nghỉ việc từ 14 ngày trở lên có phải báo giảm lao động hay không ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
1. Người lao động nghỉ bao nhiêu ngày thì phải báo giảm?
Căn cứ theo Quyết định 896/QĐ – BHXH năm 2021 quy định từ bảo hiểm xã hội Việt Nam, với trường hợp người lao động khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (hưu trí, bảo lưu, thai sản, ốm đau) thì người sử dụng lao động cần phải thực hiện thủ tục báo giảm lao động đúng theo quy định.
Để không phải thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người sử dụng lao động cần thực hiện thủ tục báo giảm lao động với những trường hợp nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng.
Và cho dù cả công ty và người lao động khi nghỉ ốm đều không thực hiện đóng bảo hiểm nhưng người này vẫn sẽ có quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám và chữa bệnh.
2. Người lao động nghỉ việc 14 ngày trở lên có cần đóng BHXH, BHYT và BHTN không ?
Đối với trường hợp NLĐ nghỉ việc 14 ngày trở lên căn cứ đúng theo quy định ngay tại Khoản 4, 5, 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ – BHXH như sau:
TRƯỜNG HỢP 1: NLĐ nghỉ việc từ 14 ngày trở lên ở trong tháng, vẫn được hưởng lương do chính người sử dụng lao động chi trả thì người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng theo quy định.
Ví dụ: Anh A có việc gia đình nên xin nghỉ không hưởng lương trong 15 ngày liên tiếp vào 12 ngày cuối tháng 07 và 3 ngày vào đầu tháng 3 như vậy theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595 nêu trên thì người lao động nghỉ sẽ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên ở trong tháng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Mặc dù trong trường hợp này, anh A nghỉ liên tiếp 15 ngày nhưng lại rơi vào 2 tháng nên vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 02 và tháng 03.
TRƯỜNG HỢP 2: NLĐ khi nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên làm việc trong tháng thì người lao động và cả người sử dụng lao động không cần phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhưng người lao động vẫn được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế.
Ví dụ: Chị B hiện nay đang là nhân viên của công công ty X và đã đóng bảo hiểm đầy đủ. Vào tháng 05/2022 chị B bị sốt nặng và phải nhập viện nên chị B nghỉ àm 18 ngày trong tháng đó. Theo quy định tại khoản 5 Điều 42 nêu trên thị chị B đã nghỉ 18 ngày (>14 ngày) nên sẽ không cần phải đóng bất kỳ khoản chi phí bảo hiểm nào nhưng chị B vẫn sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, thời gian này không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm của chị B.
TRƯỜNG HỢP 3: NLĐ khi xin nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng thì lúc này người lao động và người sử dụng lao động sẽ:
+ Không cần phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng ở trong khoảng thời gian này vẫn sẽ được tính là thời gian tham gia vào bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
+ Không cần phải đóng bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.
TRƯỜNG HỢP 4: NLĐ nghỉ việc, không hưởng lương từ ngày 14 làm việc trở lên ở trong tháng thì lúc này người lao động và cả người sử dụng lao động không cần phải đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này sẽ không được tính bảo hiểm xã hội với người lao động.
3. NLĐ khi nghỉ việc từ 14 ngày trở lên có cần phải báo giảm lao động không ?
Theo đúng quy định tại Quyết định 896/QĐ – BHXH năm 2021 doanh nghiệp cần thực hiện báo tăng/ giảm điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong những trường hợp:
– Tăng mới lao động.
– Báo giảm lao động với trường hợp người lao động chuyển đi, nghỉ việc hay chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
– Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: hưu trí, thai sản, ốm đau.
– Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động hay ngừng việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc ở trong tháng.
– Điều chỉnh về việc đóng bảo hiểm xã hội đối với người thay đổi tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
4. Thủ tục báo giảm lao động khi nhân viên nghỉ ốm nhiều ngày
Căn cứ theo hưỡng dẫn tại quyết định 896/QĐ – BHXH năm 2021, thủ tục báo giảm khi người lao động nghỉ ốm sẽ được thực hiện bởi chính người sử dụng lao động. Và hồ sơ giấy tờ, thủ tục báo giảm lao động khi nhân viên nghỉ ốm được thực hiện:
BƯỚC 1: Người sử dụng lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ
Danh sách người lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu D02 – LT.
Bảng kê thông tin theo mẫu D01 – TS.
Hồ sơ có thể lập dưới dạng bản giấy hay là bản điện tử có ký số để nộp Online.
BƯỚC 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ báo giảm lao động lên cơ quan BHXH nơi đang thực hiện đóng bảo hiểm
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chính là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện/ tỉnh nơi đang thực hiện quản lý hồ sơ đóng bảo hiểm.
Hình thức nộp hồ sơ sẽ được tùy chọn vào một trong những hình thức dưới đây:
Nộp Online thông qua: cổng dịch vụ công của bảo hiểm xã hội Việt Nam hay là phần mềm tổ chức I – VAN, cổng dịch vụ công quốc gia.
Đối với hồ sơ được lập bằng giấy tay thì sẽ nộp qua bưu điện hay nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan bảo hiểm xã hội.
BƯỚC 3: Cơ quan BHXH sẽ thực hiện việc tiếp nhận, sau đó thực hiện xử lý hồ sơ báo giảm
Thời gian thực hiện xử lý hồ sơ báo giảm lao động sẽ được tính 05 ngày, kể từ khi cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đúng theo quy định.
5. Chậm báo giảm lao động khi người lao động nghỉ ốm thì sẽ như thế nào ?
Hiện nay theo Nghị định 12/2022/NĐ – CP quy định về mức xử phạt vi phạm hàn chính trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội vẫn không có điều khoản nào để cập đến việc chậm báo giảm lao động.
Chính vì vậy, đối với trường hợp đơn vị chậm báo giảm lao động khi người lao động nghỉ ốm thì sẽ không bị phạt.
Tuy nhiên, với Công văn 4246/BHXH – QLT năm 2022, bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh cũng đã khuyến cáo, những đơn vị hiện đang sử dụng lao động nên nộp hồ sơ phát sinh trong việc tăng/ giảm lao động hàng tháng sớm nhất, tránh tối đa dồn hồ sơ vào những ngày cuoois cùng của tháng.
Chính vì vậy, khi người lao động nghỉ ốm từ 14 ngày làm việc trở đi trong một tháng, thì người sử dụng lao động cần báo giảm ngay luôn trong tháng đó. Người sử dụng phải thực hiện báo giảm càng sớm càng tốt để tiện cho việc cơ quan bảo hiểm xử lý hồ sơ.
Xem thêm:
Tết Dương lịch 2025, người lao động có được thưởng tết không?
Thưởng KPI là gì? Cách tính quy chế lương, thưởng KPI như thế nào?