Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Tổng quan về các phương thức thanh toán Quốc tế

Trong ngành xuất nhập khẩu khi mua – bán hàng hóa thường sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế, trong đó có 2 phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất hiện nay là LC và TT. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể quy trình thanh toán LC, TT, những lưu ý về rủi ro khi sử dụng các phương thức thanh toán này. thủ tục thanh lý tài sản

>>>> Xem thêm: Những Khó Khăn Trong Thanh Toán Quốc Tế

1.Phương thức thanh toán quốc tế TT/TTR (telegraphic transfer): chuyển tiền bằng điện thông qua ngân hàng

Quy trình thực hiện phương thức thanh toán quốc tế bằng chuyển tiền:

Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu

Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình

Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh)

Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng

Rủi ro

Đã thanh toán mà chưa chắc seller sẽ gửi hàng, hoặc gửi hàng không đảm bảo chất lượng.

Không biết chính xác được rằng bao giờ seller sẽ chuyển hàng nếu mua nhóm C

Dù là nhóm F thì vẫn có rủi ro nhưng sẽ giảm thiểu bởi khi đơn vị vận chuyển là của người mua thì khả năng giả bill là rất thấp… 

2.Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (L/C – letter of credit)

Các bên tham gia

Người xin mở thư tín dụng: là người mua hàng (người nhập khẩu hàng hóa), hoặc là người mua ủy thác cho một nhà nhập khẩu khác kinh nghiệm làm kế toán xây dựng

Ngân hàng (NH) mở thư tín dụng: là ngân hàng bên người mua (NH đại diện cho nhà NK), cấp tín dụng cho nhà người mua (nhà NK)

Người hưởng lợi: là người bán hàng (người XK) hay bất cứ chủ thể nào khác được người hưởng lợi chỉ định

Ngân hàng thông báo thư tín dụng: là ngân hàng đại diện cho người bán (nhà XK) được hưởng lợi thư tín dụng khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

Trình tự  tiến hành nghiệp vụ thư tín dụng như sau:

Sau khi 2 bên tiến hành ký hợp đồng mua bán thì nhà NK căn cứ nội dung hợp đồng để tiến hành mở thư tín dụng

(1).Nhà NK đề nghị NH bên NK phát hành LC cho người thụ hưởng là nhà XK

(2). NH phát hành sẽ lập LC và thông qua NH đại lý của mình ở đầu XK thông báo thư tín dụng đã được mở đồng thời gửi bản gốc LC cho NH đầu XK

(3). NH thông báo (bên nhà XK) sẽ thông báo cho nhà XK nội dung LC và kiểm tra xem đã khớp các điều kiện đã thỏa thuận như trên HĐ chưa và đề nghị xác nhận, đồng thời gửi bản gốc LC cho nhà XK

(4). Nhà XK chấp nhận LC, tiến hành giao hàng khóa học về nhân sự

(5). Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và xuất trình thông qua NH thông báo cho NH mở LC đề nghị thanh toán

(6). NH mở LC kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và trả lại HS cho nhà XK.

(7)Ngân hàng mở LC đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ gốc cho nhà NK sau khi đã nhận xác nhận thanh toán hoặc đã thanh toán học kế toán thực tế tại hà nội

(8)Nhà NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp nội dung LC thì có quyền từ chối thanh toán.

Nội dung chủ yếu của LC

Số hiệu, địa điểm và ngày mở LC

Tên, địa chỉ của những người có liên quan LC

Số tiền, thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao dịch

Nội dung về hàng hóa, phương thức vận chuyển, điều kiện giao nhận

Bộ chứng từ gốc mà nhà XK phải xuất trình học xuất nhập khẩu thực tế

Cam kết của NH, những điều khoản đặc biệt và chữ ký của NH

Đặc điểm LC 

NH và các bên liên quan tham gia chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ , không dựa trên hàng hóa hay dịch vụ 

LC cần ghi rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không ghi rõ thì mặc định là LC không hủy ngang

Chứng từ LC chỉ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trên LC: nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định trong LC hay nội dung các chứng từ mâu thuẫn với nhau

Thông thường NH phát hành chỉ có khoảng thời gian 7 ngày làm việc để kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của bộ chứng từ so với điều khoản trên LC, nếu quá 7 ngày thì coi như NH phát hành LC không còn quyền thông báo sai sót.

Chuoi-gia-tri-toan-cau.

Rủi ro và lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán LC

+ Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với LC

+ NH chỉ kiểm tra chứng từ ko kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng

+ Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)

+ LC hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi LC đã được mở thì nghĩa là phương thức thanh toán đã được thiết lập, việc thanh toán của NH không phụ thuộc vào mối quan hệ hay tranh chấp (nếu có) giữa người mua và người bán. NH chỉ căn cứ vào bộ chứng từ và nội dung LC để tiến hành thanh toán hoc xuat nhap khau hoc xuat nhap khau

+ Trong trường hợp người mua không thanh toán cho NH thì NH phát hành vẫn phải thanh toán tiền hàng cho nhà XK, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ  và đúng với các điều khoản đã được quy định trong LC

Phân loại thư tín dụng LC

LC có thể hủy ngang: là loại LC có thể chỉnh sửa nội dung hoặc hủy mà không cần thông báo cho nhà XK, nó rủi ro với nhà XK ở chỗ hàng có thể đang trên đường vận chuyển trước khi việc thanh toán được thực hiện. Như vậy, có thể thấy LC có thể hủy ngang không thực sự được sử dụng rộng rãi và thường chỉ áp dụng cho các giao dịch giữa các DN có mối quan hệ làm ăn uy tín và lâu dài, đặc biệt có quan hệ tín dụng tốt hoặc giữa công ty mẹ + con. vận đơn

LC không thể hủy ngang: được áp dụng rộng rãi trong các quan hệ mua bán Quốc tế, loại LC này sau khi đã được NH phát hành thì không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của LC nếu chưa có sự thỏa thuận của các bên tham gia.

LC đặc biệt (điều khoản đỏ): loại LC cũng không được dùng quá rộng rãi bởi trên thực tế LC này là loại mà người bán sẽ được hưởng một số tiền nhất định theo tỷ lệ % của trị giá LC, như vậy NH phát hành sẽ ủy quyền cho NH chiết khấu thanh toán cho nhà XK một số tiền dựa trên chứng từ xuất trình của nhà XK. Tuy nhiên, nhà XK vẫn có nghĩa vụ phải bồi hoàn số tiền ứng trước nếu không xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ trong thời gian yêu cầu (thông thường nhà XK sẽ trình đủ bộ HSXK trong thời hạn yêu cầu). Nhưng số tiên ứng trước phải dựa trên yêu cầu của người mở LC (nhà NK).  Dĩ nhiên là rủi ro vẫn thuộc nhà NK bởi số tiền ứng trước có thể sử dụng không đúng mục đích hoặc hàng bị lỗi không chuyển giao đúng hạn hoặc chứng từ XK không phù hợp quy định LC….

LC tuần hoàn: loại LC được sử dụng nhiều lần do tự động khôi phục lại giá trị sau khi hết hạn, đây là loại LC không hủy ngang 

LC chuyển nhượng: là loại LC mà người thụ hưởng đầu tiên có thể chuyển nhượng cho người thứ 2 (nhưng người thứ 2 không được phép chuyển nhượng lần nữa). Giá trị LC được chuyển nhượng có thể là một phần hoặc toàn bộ giá trị. Như vậy, người thụ hưởng đầu tiên đóng vai trò là trung gian môi giới hoặc mua bán mà không trực tiếp cung cấp hàng hóa cho nhà NK

LC giáp lưng: là loại LC khá đặc biệt nhưng ngày càng sử dụng rộng rãi khi THẾ GIỚI NGÀY CÀNG PHẲNG. Thường được sử dụng trong trường hợp nhà XK mua hàng từ các nhà cung cấp khác để XK. Khi đó, nhà XK gửi cho NH thư tín dụng mà nhà NK gửi cho mình để NH có căn cứ mở LC cho nhà cung cấp hàng hóa và được gọi là LC giáp lưng. Khi LC giáp lưng được mở thì 2 bộ LC sẽ độc lập hoàn toàn và NH mở LC giáp lưng có trách nhiệm thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa

LC dự phòng và LC xác nhận: thực tế rất ít trường hợp các giao dịch mua bán quốc tế sử dụng LC dự phòng và LC xác nhận. Mục đích của 2 loại LC này là nhằm đảm bảo cam kết thanh toán từ NH hoặc nghi ngờ năng lực tài chính của NH chiết khẩu. awb

3.Phương thức thanh toán quốc tế nhờ thu

Là loại phương thức thanh toán mà nhà XK thông qua NH để nhờ thu trị giá tiền hàng, nhờ thu có 2 loại cơ bản.

Nhờ thu không có chứng từ: người bán gửi hàng và gửi chứng từ trực tiếp cho nhà người mua, nhưng sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho NH của mình đòi hộ bằng chỉ thị nhờ thu

Nhờ thu có chứng từ: được thể hiện cụ thể bằng diễn giải sau

Phương thức D/A (document against acceptance): 

Thanh toán trả chậm, bản chất vẫn là thanh toán qua ngân hàng nhưng nhà NK chỉ cần ký giấy nợ NH (hối phiếu) rồi ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ cho nhà NK để làm thủ tục nhận hàng, việc thanh toán sẽ được NH thu hồi sau.

Như vậy, phương thức này giảm thiểu rủi ro thanh toán nhưng không đảm bảo chất lượng hàng hóa.

Nhà XK sẽ thông qua NH đầu XK để nhờ thu tại đầu NK, nhà XK sẽ gửi bộ chứng từ cho NH, NH đầu XK sẽ gửi cho NH đầu NK, NH đầu NK sẽ giao bộ chứng từ cho nhà NK khi nhà NK ký hối phiếu (giấy ghi nợ).

Phương thức D/P (document against payment): 

Giao tiền thì giao chứng từ, bản chất vẫn là thanh toán qua ngân hàng nhưng nhà NK vẫn phải thanh toán tiền cho ngân hàng sau đó ngân hàng sẽ trả bộ chứng từ cho nhà NK để làm thủ tục nhận hàng.

Các bước giao dịch tương tự D/A nhưng nhà NK muốn nhận được bộ chứng từ thì phải thanh toán toàn bộ tiền hàng như thể hiện trên bộ chứng từ.