Mẫu Hợp Đồng Kinh Tế Phổ Biến Nhất, Những Quy Định Cần Nắm
1. Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng kinh tế là một loại văn bản pháp lý được ký kết giữa các bên nhằm thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động kinh tế, thương mại. Hợp đồng này quy định rõ ràng các điều khoản về giao dịch, thanh toán, cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, và các cam kết khác giữa các bên tham gia.
Hợp đồng kinh tế không chỉ là một tài liệu ghi lại thỏa thuận mà còn là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.
Hợp đồng kinh tế có vai trò quan trọng trong kinh doanh. Nó giúp các doanh nghiệp xác lập các điều kiện và trách nhiệm pháp lý, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong quan hệ hợp tác. Việc soạn thảo và ký kết hợp đồng kinh tế đúng quy định pháp luật giúp bảo vệ quyền lợi của các bên, giảm thiểu rủi ro và tránh được các xung đột không đáng có.
Việc hiểu biết về các mẫu hợp đồng kinh tế PHỔ BIẾN là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Mỗi loại hợp đồng có cấu trúc và nội dung riêng, phù hợp với từng tình huống cụ thể.
2. Tổng hợp mẫu hợp đồng kinh tế phổ biến
2.1. Mẫu số 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: ……./HĐKT
(V/v ……………………………………)
– Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm 20…, tại trụ sở chính CÔNG TY ……
Địa chỉ: ……………………………………
A/ Đại diện bên A:
- Bên mua: …………………………………..
- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………
- MST: …………..…… Điện thoại :…………
- Đại diện: (Ông/Bà) …………… Chức vụ: Giám đốc
B/ Đại diện bên B:
Bên mua: ………………………………….
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………
MST: …………… Điện thoại: ……………
Đại diện: (Ông/Bà) …….. Chức vụ: Giám đốc
Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung công việc
Bên B đồng ý giao cho bên A :
Điều 2: Phương thức và tiến độ thanh toán
1. Phương thức thanh toán: ………………………
2. Đồng tiền thanh toán: ………………………….
3. Tiến độ thanh toán:
+ Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B ………% giá trị Hợp đồng trong vòng …[bằng số]… ([bằng chữ]) ngày làm việc kể từ ngày Bên A nhận được đề nghị tạm ứng của Bên B.
+ Bên A sẽ thanh toán …….. % giá trị khối lượng đợt giao hàng tương ứng cho Bên B trong vòng …[bằng số]… ([bằng chữ]) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hàng hóa và hồ sơ thanh toán hợp lệ từ Bên B.
Hồ sơ thanh quyết toán bao gồm:
- Giấy đề nghị thanh toán của Bên B gửi cho Bên A.
- Hóa đơn thông thường hợp lệ;
- Biên bản giao nhận hàng hóa có xác nhận của Hai bên;
- Bảng tổng hợp khối lượng và giá trị hàng hóa được giao.
- Biên bản nghiệm thu chất lượng sản phẩm sau thời gian bảo hành.
Điều 3: Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật
1. Bên B cung cấp cây theo đúng thời gian yêu cầu đã được Hai bên thống nhất. Vật tư cung cấp đúng yêu cầu tại Điều 3 của Hợp đồng.
2. Trong trường hợp cần phải thay thế bất cứ hàng hóa nào không đúng theo thỏa thuận quy định tại Điều 3 của hợp đồng thì Bên yêu cầu thay thế phải thông báo trước cho Bên kia về lý do, Bên B sẽ thay thế mặt hàng có quy cách, chất lượng, giá trị tương đương hoặc tốt hơn sản phẩm ban đầu. Mọi sự thay đổi phải được sự chấp thuận của hai bên.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên A
1. Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Hợp đồng này;
2. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Bên B hoàn thành công việc đúng thời hạn;
3. Cử người giám sát việc giao nhận hàng hóa, xác nhận biên bản giao hàng hóa với số lượng, khối lượng theo thực tế hàng được giao tại thời điểm giao hàng;
4. Bên A có quyền từ chối nhận hàng nếu phát hiện Bên B cung cấp hàng hóa không theo đúng thỏa thuận của Hai bên tại Điều 3, bao gồm và không loại trừ việc bảo đảm số lượng, chất lượng được Hai bên thỏa thuận;
5. Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trong Hợp đồng này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên B
1. Cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của các hàng hóa nêu trên. Bảo đảm cho Bên A được miễn trừ mọi trách nhiệm pháp lý và đảm bảo có chức năng kinh doanh ngành nghề theo quy định pháp luật;
2. Bên B cam kết cung cấp hàng hóa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng. Trong quá trình bàn giao hàng hóa dưới sự xác nhận của hai bên, nếu phát hiện bên B cung cấp hàng hóa không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng, thì bên B sẽ có trách nhiệm thay thế bằng hàng mới 100% và phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 3 mà không tính thêm chi phí phát sinh.
3. Giao hàng cho Bên A đảm bảo thời gian đúng theo tiến độ quy định tại Điều 2 Hợp đồng này;
4. Có trách nhiệm lập đầy đủ các hồ sơ liên quan đến việc nghiệm thu khối lượng, bàn giao, thanh toán khi Bên A yêu cầu;
5. Chịu trách nhiệm hoàn toàn và không giới hạn những tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc của Bên B cho đến khi hàng hóa bàn giao cho Bên A;
6. Chịu trách nhiệm hoàn toàn và không giới hạn đối với những rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa cho Bên A;
7. Không được chuyển nhượng Hợp đồng hoặc một phần Hợp đồng này cho một bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của Bên A;
8. Cung cấp hóa đơn tài chính hợp pháp theo quy định cho Bên A;
9. Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trong Hợp đồng này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,… và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Khi có sự cố xảy ra, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng …[bằng số]… ([bằng chữ]) ngày ngay khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Điều 7: Vi phạm và xử lý vi phạm
1. Trường hợp Bên A quá hạn thanh toán theo quy định tại Khoản 4.3 Điều 4 của Hợp đồng này thì Bên A phải chịu thêm lãi suất tính theo mức lãi suất cho vay có kỳ hạn 12 tháng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) quy định tại thời điểm chậm thanh toán, tính trên số tiền và thời gian chậm thanh toán.
2. Nếu Bên B chậm giao hàng so với tiến độ nêu tại khoản 2.1 Điều 2 thì Bên B phải chịu phạt với số tiền tương ứng …..% ([bằng chữ]) giá trị Hợp đồng tính trên 01 (một) ngày chậm trễ giao hàng.
Điều 8. Điều khoản chung
1. Các Bên, đại diện của các Bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung, điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng; không Bên nào được đơn phương sửa đổi nội dung Hợp đồng. Mọi bổ sung, sửa đổi các điều khoản của Hợp đồng phải được Hai bên thống nhất bằng văn bản hoặc Phụ lục Hợp đồng;
2. Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng có khó khăn, trở ngại thì Hai bên bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác và tôn trọng. Trong thời hạn …….. ([bằng chữ]) ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, nếu Hai bên không đạt được thỏa thuận thì Hai bên thống nhất đưa vụ việc ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời trong thời gian tranh chấp đang được giải quyết thì Các bên phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này – ngoại trừ vấn đề đang tranh chấp;
3. Khi hai bên đã thực hiện đầy đủ các điều khoản quy định trong hợp đồng thì hợp đồng này mặc nhiên được thanh lý.
4. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
2.2. Mẫu số 2 (Mẫu ngắn gọn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: …………/HĐKT
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm…… tại …………………………chúng tôi gồm có:
A/ Đại diện bên A:
– Đại diện:………………………………. Chức vụ: …………………………………..
– Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………….
– Tài khoản: ……………………………………………………………………………..
– Mã số thuế: ……………………………………………………………………………
– Điện thoại : ……………………………………………………………………………
B/ Đại diện bên B:
– Đại diện:………………………………………… Chức vụ: …………………………
– Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………..
– Tài khoản : ………………………………………………………………………………
– Mã số thuế: ………………………………………………………………………………..
– Điện thoại : ………………………………………………………………………………..
Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng
Bên A đồng ý giao cho bên B nhận thi công công trình: ………………………………….., với khối lượng công việc cụ thể như sau:………………………………………….
Điều 2: Địa điểm thi công
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Điều 3: Tiến độ và nghiệm thu công việc hoàn thành
– Ngày khởi công : Ngày……tháng……năm…………
– Ngày hoàn thành : Ngày……tháng……..năm ………..
Điều 4: giá trị và hình thức quyết toán:
– Giá trị hợp đồng trước thuế là: …………………………….
– Thuế VAT 10%: …………………………….
– Tổng giá trị hợp đồng: ……………………………
(Bằng chữ: ……………………………………………………………………….)
– Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào công ty.
– Ngay sau khi bàn giao công trình đã hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng.
Điều 5: Trách nhiệm của các bên
– Trách nhiệm A:
- Bàn giao mặt bằng cho bên B thi công, hồ sơ thiết kế thi công.
- Cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình sửa chữa thi công công trình và giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trình.
– Trách nhiệm bên B:
- Lập phương án thi công trên cơ sở thiết kế kỹ thuật.
- Huy động nhân lực, máy móc thi công theo phương án được duyệt, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật công trình.
- Tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Điều 6: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng:
– Nếu bên nào thực hiện không đúng theo hợp đồng, không đúng với thoả thuận về chất lượng, tiến độ công trình, thời hạn thanh toán thì bên vi phạm phải chịu phạt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
– Nếu bên B thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng của công trình phải sửa chữa và làm lại.
– Việc vi phạm hợp đồng của các bên mà gây thiệt hại vật chất cho phía bên kia thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại giá trị thực tế.
Điều 7: Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng được thành lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu) |
3. Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến
3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, trong đó bên bán cam kết cung cấp hàng hóa và bên mua cam kết thanh toán theo các điều kiện đã thỏa thuận.
Loại hợp đồng này thường bao gồm các điều khoản về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm giao hàng, và các điều kiện thanh toán. Đặc biệt, hợp đồng mua bán hàng hóa còn quy định rõ trách nhiệm của các bên trong trường hợp có sai sót hoặc tranh chấp phát sinh.
Tham khảo mẫu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: ……. /HĐMB
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên.
Hôm nay, ngày…….. tháng……. năm…………
Tại địa điểm: ………………………………………………………. Chúng tôi gồm:
Bên A:
Tên doanh nghiệp……………………………………………
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: ………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………
Tài khoản số: …………………. Mở tại ngân hàng: ……………………
Đại diện là ông (bà): …………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………
Giấy ủy quyền số: ………………………………………………… (nếu có).
Bên B:
Tên doanh nghiệp……………………………………………
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: ………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………
Tài khoản số: …………………. Mở tại ngân hàng: ……………………
Đại diện là ông (bà): …………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………
Giấy ủy quyền số: ………………………………………………… (nếu có).
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:
1. Bên A bán cho bên B:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng………………………………………………………………………………
Tổng giá trị (bằng chữ):…………………………………………………………..
2. Bên B bán cho bên A:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng………………………………………………………………………………
Tổng giá trị (bằng chữ):…………………………………………………………..
Điều 2: Giá cả:
Đơn giá mặt hàng trên là …………..
Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:
1. Chất lượng mặt hàng………………………………………………. được quy định theo…………
2. ………………………………………………
3. ………………………………………………
Điều 4: Bao bì và ký hiệu:
1. Bao bì làm bằng:……………………………………………………………………………………….
2. Quy cách bao bì:…………………………. cỡ…………………… kích thước:………………….
3. Cách đóng gói:
- Trọng lượng cả bì:………………………………………………
- Trọng lượng tịnh:………………………………………………
Điều 5: Phương thức giao nhận:
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
…………………………..
2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau:
………………………….
3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên ………. chịu.
4. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc……………………………. ).
5. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ………………………………… đồng/ ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
6. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vina control) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm. Khi đến nhận hàng người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa:
1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng……… cho bên mua trong thời gian là:….. tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 7: Phương thức thanh toán:
1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức…………………… trong thời gian………….
2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức…………………… trong thời gian……………..
Điều 8: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng:
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới …………. % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12 %).
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án.
Điều 10: Các thỏa thuận khác (nếu cần):
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…………………… đến ngày……………….
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành………… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ………. bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A |
ĐẠI DIỆN BÊN B |
3.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên nhằm hợp tác cùng thực hiện một dự án hoặc hoạt động kinh doanh cụ thể. Các bên tham gia sẽ chia sẻ vốn, nguồn lực, lợi nhuận và rủi ro.
Hợp đồng này thường bao gồm các điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, cách thức phân chia lợi nhuận, quản lý dự án, và phương thức giải quyết tranh chấp. Hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp tăng cường sự hợp tác và tối ưu hóa nguồn lực giữa các doanh nghiệp.
3.3. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ về việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ như tư vấn, bảo trì, đào tạo, và các dịch vụ khác. Hợp đồng này bao gồm các điều khoản về phạm vi công việc, thời gian thực hiện, chi phí dịch vụ, và các tiêu chuẩn chất lượng. Hợp đồng dịch vụ cũng quy định rõ trách nhiệm của các bên trong trường hợp dịch vụ không đạt yêu cầu hoặc có tranh chấp phát sinh.
Hợp đồng dịch vụ giúp đảm bảo rằng các dịch vụ được cung cấp đúng theo thỏa thuận và đáp ứng nhu cầu của bên sử dụng.
3.4. Hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu về việc thực hiện công trình xây dựng. Hợp đồng này quy định rõ các hạng mục công việc, tiến độ thực hiện, chi phí xây dựng, và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, hợp đồng xây dựng cũng bao gồm các điều khoản về bảo hành, bảo trì công trình, và trách nhiệm của các bên trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tranh chấp.
Hợp đồng xây dựng đảm bảo rằng các công trình được thực hiện đúng kế hoạch và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
3.5. Hợp đồng vận chuyển
Hợp đồng vận chuyển là thỏa thuận giữa người gửi hàng và người vận chuyển về việc chuyên chở hàng hóa từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Hợp đồng này bao gồm các điều khoản về loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển, lộ trình, thời gian giao nhận, và phí vận chuyển. Ngoài ra, hợp đồng vận chuyển cũng quy định trách nhiệm của các bên trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, mất mát, hoặc chậm trễ.
Hợp đồng vận chuyển giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
3.6. Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng chuyển giao công nghệ là thỏa thuận giữa bên cung cấp công nghệ và bên nhận công nghệ về việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, bí quyết kỹ thuật, hoặc các sản phẩm công nghệ. Hợp đồng này bao gồm các điều khoản về phạm vi chuyển giao, quyền sở hữu trí tuệ, phí chuyển giao, và thời gian hiệu lực. Ngoài ra, hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng quy định rõ trách nhiệm của các bên trong việc bảo vệ bí mật công nghệ và xử lý vi phạm bản quyền.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ giúp thúc đẩy sự phát triển công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM
- Mẫu thanh lý hợp đồng kinh tế
- Hợp đồng kinh tế song ngữ
- Biên bản hủy hợp đồng kinh tế
4. Các quy định cần biết về hợp đồng kinh tế
4.1. Quy định về hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế là một loại văn bản pháp lý quan trọng được điều chỉnh bởi nhiều điều luật và quy định pháp lý, cụ thể như sau:
- Bộ Luật Dân Sự số 91/2015/QH13: Bộ luật này quy định về các nguyên tắc cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kinh tế. Nó bao gồm các điều khoản về giao kết, thực hiện, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
- Luật Thương Mại số 36/2005/QH11: Luật này điều chỉnh các hoạt động thương mại, bao gồm các quy định về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, vận chuyển, bảo hiểm, và các hoạt động thương mại khác. Nó cũng quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành: Ngoài các luật cơ bản, hợp đồng kinh tế còn chịu sự điều chỉnh bởi các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành của Chính phủ và các bộ ngành liên quan. Các văn bản này thường quy định chi tiết hơn về thủ tục, biểu mẫu, và các vấn đề cụ thể trong thực hiện hợp đồng kinh tế.
4.2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế
Khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Hợp đồng kinh tế phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc và các bên tham gia phải bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Nội dung và mục đích của hợp đồng không được vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội, và phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
- Các điều khoản trong hợp đồng cần được soạn thảo rõ ràng, cụ thể, tránh mơ hồ, để các bên dễ dàng hiểu và thực hiện đúng các cam kết.
- Mặc dù có thể có những thỏa thuận miệng, nhưng để đảm bảo tính pháp lý và dễ dàng trong việc giải quyết tranh chấp, các điều khoản quan trọng nên được ghi nhận bằng văn bản và có chữ ký của các bên liên quan.
4.3. Điều khoản chấm dứt hợp đồng kinh tế
Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, có thể xảy ra các tình huống dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng. Dưới đây là một số điều khoản thường gặp và cách xử lý:
- Các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc nào, miễn là thỏa thuận này không vi phạm pháp luật và các bên đều đồng ý.
- Hợp đồng sẽ tự động chấm dứt khi thời hạn thực hiện hợp đồng kết thúc, trừ khi có thỏa thuận gia hạn hoặc các bên tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
- Một bên có quyền chấm dứt hợp đồng nếu bên kia vi phạm nghiêm trọng các điều khoản đã cam kết, ví dụ như không thanh toán, không giao hàng đúng hạn, hoặc vi phạm các cam kết về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Nếu xảy ra các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, thay đổi chính sách pháp luật… làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên không thể, các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
- Khi chấm dứt hợp đồng, các bên cần thực hiện các thủ tục như thông báo bằng văn bản, đối chiếu và xác nhận các nghĩa vụ đã thực hiện và chưa thực hiện, thanh lý hợp đồng, và giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có.
Xem thêm:
Cách xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp