Hướng dẫn chi tiết xử lý chi phí trang phục cho nhân viên
Từ ngày 06/08/2015, theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp không bị khống chế chi phí trang phục cho nhân viên bằng hiện vật.
>>> Xem thêm: Chi phúc lợi trực tiếp cho người lao động
1. Chi trang phục cho nhân viên bằng hiện vật:
a. Quy định về chi phí trang phục cho nhân viên bằng hiện vật
+ Được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp (Nếu có đủ hóa đơn, chứng từ)
+ Không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên
b. Hóa đơn, chứng từ cần có:
+ Quyết định chi trang phục bằng hiện vật của Giám đốc công ty hoặc được quy định rõ trong hợp đồng lao động.
+ Danh sách nhân viên được nhận hiện vật có ký nhận của nhân viên
+ Hợp đồng kinh tế
+ Báo giá của nhà cung cấp
+ Biên bản giao nhận hàng hóa
+ Giấy đề nghị thanh toán
+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của bên cung cấp trang phục
+ Chứng từ thanh toán như Phiếu chi (với hóa đơn dưới 20 triệu) hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng (với hóa đơn từ 20 triệu trở lên)
b. Ví dụ:
Công ty Nam Hồng năm 2016 có đặt may trang phục cho toàn bộ nhân viên trong Công ty (5 người) hết 40 triệu đồng. Công ty có đầy đủ các chứng từ theo đúng quy định.
Vậy, Công ty Nam Hồng được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là 40 triệu đồng.
2. Chi trang phục cho nhân viên bằng hiện tiền
a. Quy định:
+ Chỉ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN phần chi trang phục từ 5 triệu đồng/người/năm trở xuống
+ Không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên với phần chi trang phục từ 5 triệu đồng trở xuống
+ Với phần chi trang phục lớn hơn 5 triệu đồng, phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên
b. Hóa đơn, chứng từ cần có:
+ Quyết định chi trang phục bằng tiền của Giám đốc công ty hoặc được quy định rõ trong hợp đồng lao động.
+ Danh sách nhân viên được nhận tiền có ký nhận của nhân viên
+ Chứng từ thanh toán (giấy đề nghị thanh toán, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ hoặc phiếu chi nếu chi bằng tiền mặt).
c. Ví dụ:
Công ty Lạc Việt năm 2016 có chi trang phục cho nhân viên trong Công ty là 6 triệu đồng/người.
– Về thuế TNDN
Công ty Lạc Việt được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là 5 triệu /người
Phần vượt quá, công ty phải loại bỏ ra khi tính chi phí hợp lý.
– Về thuế TNCN
+ Không tính vào thu nhập tính thuế TNCN của nhân viên chi trang phục 5 triệu/người
+ Phần vượt quá: 6-5 = 1(triệu) phải tính vào thu nhập tính thuế TNCN của nhân viên
3. Chi trang phục vừa bằng tiền vừa bằng hiện vật
a. Quy định:
– Mức chi tối đa với chi bằng tiền không quá 5 triệu đồng/người/năm
– Chi bằng hiện vật được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý (khi có đủ hóa đơn, chứng từ).
b. Hóa đơn, chứng từ cần có:
+ Quyết định chi trang phục của Giám đốc công ty hoặc được quy định rõ trong hợp đồng lao động.
+ Danh sách nhân viên được nhận tiền có ký nhận của nhân viên
+ Danh sách nhân viên được nhận hiện vật có ký nhận của nhân viên
+ Hợp đồng mua bán, báo giá và biên bản giao nhận trang phục với bên bán.
+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của bên cung cấp trang phục
+ Chứng từ thanh toán như Phiếu chi hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
c. Ví dụ:
Công ty Lạc Việt năm 2016 có chi trang phục cho nhân viên trong Công ty là 4 triệu đồng/người, đồng thời chi trang phục cho nhân viên phòng kinh doanh bằng hiện vật với tổng mức chi 20 triệu.
– Công ty Lạc Việt được tính toàn bộ chi phí trang phục bằng tiền và hiện vật vào chi phí hợp lý.
– Các khoản chi này không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách xử lý chi phí trang phục cho nhân viên. Mong rằng bài viết sẽ có giá trị cho những bạn tìm hiểu về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Có thể bạn sẽ quan tâm tới bài viết: Cách Lập Và Nộp Tờ Khai Quyết Toán Thuế TNDN
Phân biệt chi phí kế toán và chi phí tính thuế TNDN
Biên Bản Thanh Lý Tài Sản Cố Định – Mẫu Và Cách Viết
Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? Quy Trình Đối Chiếu Công Nợ