Sai sót trên báo cáo tài chính xử lý như thế nào
Sai xót trên báo cáo tài chính được đánh giá trên các lỗi trọng yếu và lỗi sai xót không trọng yếu. Tùy theo mức độ sai phạm mà doanh nghiệp có bị xử phạt hành chính và truy thu thuế hay không.
>>>Xem thêm: Doanh nghiệp bị khóa mã số thuế cần làm những gì
Làm báo cáo tài chính không tránh được những sai phạm trên báo cáo tài chính. Doanh nghiệp cần làm những gì khi phát hiện có lỗi sai trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, khi găp sai phạm bạn cần biết sai sót này có thuộc lỗi sai trọng yếu không. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, ACC TRAINING xin gửi đến 2 trường hợp sau:
– TH1: Phát hiện xem có có phải sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính không
– TH2: Đưa ra hướng xử lý với trường hợp phát sinh từng sai phạm trọng yếu và sửa lỗi sai phạm không trọng yếu.
I. Cách khắc phục lỗi sai sót khi làm báo cáo tài chính
Đối với những sai sót không trọng yếu khi kết toán thuế có thể được cơ quan thuế bỏ qua khi thanh tra thuế.
Tuy nhiên, đối với những sai phạm trọng yếu thì doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh lại ngay trước khi nộp báo cáo tài chính khi quyết toán thuế.
Đối với những sai sót trọng yếu sẽ làm ảnh hướng tới số tiền thuế phải nộp trong năm báo cáo tài chính, thực hiện điều chỉnh số sách kế toán
Hướng dẫn điều chỉnh khắc phục sai phạm khi làm báo cáo tài chinh
Khi làm báo cáo tài chính phát hiện những sai sót trọng yếu kế toán cần xác định lỗi sai đó ở đâu.
Tiến hành làm lại số cách báo tài chính.
Kế toán phải làm lại KHBS để tiến hành làm quyết toán thuế TNDN bổ sung cho các năm phát hiện sai sót
Tiến hành nộp lại mẫu báo cáo tài chính đã được điều chỉnh
Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh thêm các nghĩa vụ phải nộp về tiền thuế thì tiến hành nộp bổ sung các khoản gồm: Nộp bổ sung tiền thuế + Khoản tiền phạt nộp châm nhân theo tỉ lệ (số tiền x 0.05%/ngày)
Kế toán làm lại văn bản giải trình chuẩn bị cơ quan thuế tới kiểm tra
Lưu ý: Khi có sai phạm trong làm báo cáo tài chính thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung tờ khai mới thay thế cho tờ khai sai trước đó. Thời hạn nộp phải trước khi odanh nghiệp có quyết định thanh tra thuế tư đơn vị quản lý thuế tại doanh nghiệp
Dựa vào căn cứ pháp lý nào để doanh nghiệp soi chiếu khi sửa báo cáo tài chính?
II. Căn cứ pháp lý khi tiến hành sửa báo cáo tài chính
Dựa theo căn cứ pháp lý được quy định tại khoản 5 Điều 9 của TT 28/2011/TT-BTC
Nguyên tắc kê khai bổ sung khi phát hiện sai phạm trên báo cáo tài chính như sau: Khi hết hạn nộp hồ sơ kê khai thuế theo quy đinh, doanh nghiệp nôp thuế có phát hiện sai phạm nhầm lẫn ảnh hướng tới số tiền thuế mà doanh nghiệp phải khai bổ sung hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp.
Quy định về hồ sơ kê khai thuế bổ sung để nộp cho cơ quan thuế doanh nghiệp sẽ phải thực hiện vào bất kể thời điểm nào khi làm hồ sơ kê khai thuế mà không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của những lần sau đó.
Tuy nhiên, thời hạn kê khai thuế sẽ của doanh nghiệp phải được thực hiện trước khi có quyết định thanh tra thuế tới trụ sở của người nộp thuế.
Bạn đọc quan tâm tham khảo thêm công văn tham khảo tại TT156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2013 quy định và hướng dẫn thì hành luật quản lý thuế theo nghị định số 83/2013/NĐ-CP ban hành ngày22/7/2013 theo quy định chính phủ.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định hướng dẫn kê khai và tính thuế sau khi phát hiện sai sót báo cáo tài chính.
Dựa vào quy định chung về kê khai thuế và tính thuế khi làm báo cáo tài chính.
Quy định tại điều 10 về hồ sơ và kê khai thuế như sau
Đối với lớp quyết toán thuế theo năm quy định nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ có sai phạm thì sẽ được kê khai bổ sung với hồ sơ khai thuế.
– Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm sửa đổi như thế nào: Trong trường hợp doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ kê khai thuế và quyết toán theo năm thì đơn vị và người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai bổ sung số tiền tạm nộp thuế trong tháng hoặc quý có phát sinh sai sót. Đồng thời doanh nghiệp phải tổng hợp lại đầy đủ về số liệu đã kê khai bổ sung để củng cố vào hồ sơ kê khai quyết toán thuế theo năm. Trong trường hợp doanh nghiệp đã nộp hồ sơ quyết toán thuế theo năm rồi thì chỉ cần kê khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm khiến doanh nghiệp giảm số thuế phải nộp trong tháng hoặc quý thì kế toán phải kê khai bổ sung theo hồ sơ doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng hoặc quý thì kế toán phải nộp bổ sung theo tháng hoặc quý kê khai theo tháng hoặc quý tiền tạm tính tiền nộp chậm kế toán thuế của doanh nghiệp có phát sinh nếu có.
Trường hợp người nộp thuế phát hiện thấy hồ sơ kê khai thuế có sai sót mà không liên quan tới thời kỳ hay các mức độ vi phạm thực hiện thanh kiểm tra, hồ sơ tính thuế thì người nộp thuế sẽ phải nộp hồ sơ và kê khai bổ sung điều chỉnh nộp chậm tiền theo quy định.
Trường hợp nếu như người nộp thuế phát hiện có sai sót liên quan tới kỳ kiểm tra mà không thuộc phạm vi điều chỉnh, kiểm tra thì sẽ được kê khai thuế bổ sung, điều chỉnh khoản tiền phải nôp bổ sung số tiền chậm nộp theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh có sai phạm liên quan đến kỳ kiểm tra, vi phạm dẫn đến phát sinh tăng số tiền thuế phải nộp hay giảm số tiền thuế hoàn lại thì phải nộp bản kê khai bổ sung, điều chỉnh để bị xử lý theo quy đinh áp dung trong trường cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
– Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung).
Như vậy khi phát hiện có sai phạm trong báo cáo tài chính và quyết toán thuế với những sai phạm trọng yêu doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh ngay khi phát hiện.
Trên đây, ACC TRAINING hướng dẫn các bạn xử lý sai sót trên báo cáo tài chính. Đây là những kinh nghiệm Kế toán rất giá trị của các anh chị kế toán trưởng hiện đang làm việc tại các tổ chức lớn, uy tín và đang tham gia giảng dạy tại lớp học kế toán thực hành ACC TRAING. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Bài viết hay: Tổng hợp câu hỏi thường gặp về hóa đơn chứng từ
Nếu bạn có những vấn đề khúc mắc, khó khăn khi học kế toán thì ACC TRAINING – tổ chức đào tạo các khóa học kế toán thực tế chuyên nghiệp, với giảng viên đứng lớp 100% là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiện đang là kế toán trưởng, giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp lớn rất sẵn sàng giúp bạn.
Cùng với chương trình đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành, ACC TRAINING tổ chức các khóa học Kế toán Nhà hàng được giảng dạy bởi giảng viên có 15 năm kinh nghiệm kế toán trong lĩnh vực Nhà hàng, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: acctraining.vn học kế toán
ACC TRAINING chúc bạn thành công!