Tài liệu kế toán cho sinh viên
Tài liệu kế toán cho sinh viên

Hướng nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Kế Toán

Bạn là sinh viên chuyên ngành Kế toán, tuy nhiên lại chưa có định hướng rõ ràng về công việc trong tương lai. Bạn luôn băn khoăn sau khi tốt nghiệp thì sẽ làm công việc gì để bắt đầu con đường nghề nghiệp của mình.Để bạn có thể có thêm nhiều thông tin để tự định hướng cho bản thân, ở bài viết này, ACCTRAINING – Đào tạo kế toán sẽ giúp bạn hiểu về lộ trình phát triển của nghề Kế Toán, những yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho ngành Kế Toán và sinh viên kế toán ra trường thì nên làm gì ? 

1.Kế Toán là công việc gì ?

Kế toán là việc ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan Nhà nước hoặc một doanh nghiệp kinh doanh tư nhân…

KẾ TOÁN VIÊN KẾ TOÁN TỔNG HỢP

– Ghi chép toàn bộ các giao dịch kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán:
 + Thu – Chi tiền mặt
 + Thu – Chi tiền gửi ngân hàng
 + Nhập – Xuất kho
 + Mua hàng và công nợ với nhà cung cấp
 + Bán hàng và công nợ phải thu khách hàng
 + Mua sắm TSCĐ, CCDC
 – Công việc cuối tháng:
 + Ghi nhận chi phí lương và các khoản trích theo lương
 + Khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí CCDC

 – Kiểm tra và rà soát lại toàn bộ việc nhập liệu của kế toán viên
 – Tổng hợp số liệu và lên báo cáo tài chính:
 + Bảng cân đối kế toán
 + Báo cáo kết quả kinh doanh
 + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 + Thuyết minh báo cáo tài chính
 – Lập báo cáo quản trị:
 + Báo cáo doanh thu (Báo cáo doanh thu theo mặt hàng, báo cáo doanh thu theo khu vực, báo cáo doanh thu theo bộ phận kinh doanh…)
 + Báo cáo nhập xuất tồn (báo cáo nhập xuất tồn từng mặt hàng, báo cáo nhập xuất tồn theo từng kho…)
 + Báo cáo công nợ phải thu khách hàng
 + Báo cáo công nợ phải trả nhà cung cấp …
 – Lập các báo cáo thuế:
 + Thuế GTGT
 + Thuế TNDN
 + Thuế TNCN
 + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế nhà thầu…

 

❌❌ Nhiệm vụ của Kế Toán :

Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

▫ Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.

▫ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

▫ Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

▫ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

❌❌ Vai trò của Kế Toán trong doanh nghiệp: 

Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó, người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt.

▫Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ. Nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai. Triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế hoạch và ra quyết định của ban quản trị.

▫Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.

▫Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.

▫Cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán.

▫Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời.

▫Cung cấp một kết quả tài chính rõ ràng, không thể chối cãi được.

▫Duy trì và phát triển các mối liên kết trong doanh nghiệp.

▫Quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch và dự báo ngân sách chi tiết, hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.

▫Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.

▫Giám sát và quản lý hoạt động.

▫Thường xuyên cập nhật thông tin về tài chính và các thông tin liên quan tới cổ đông trong và ngoài công ty (quyền và trách nhiệm mới, các văn bản về luật, chủ nợ, nhà băng, nhà đầu tư…) theo một cách thức tạo dựng sự tin tưởng cao nhất từ phía đối tác dành cho doanh nghiệp…

 

2. Những yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho ngành kế toán  

Nhu cầu tuyển dụng kế toán đối với các doanh nghiệp rất lớn. Theo đó công việc này đang được rất nhiều người lựa chọn theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những yếu tố cần thiết của nghề này hay kỹ năng chuyên môn là gì. Để làm tốt công việc kế toán, bạn cần học hỏi, tham khảo những kỹ năng sau: 

??Kỹ năng tiếng Anh tốt – mở rộng cơ hội nghề nghiệp:

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới và nếu biết ngoại ngữ này bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Ngoại ngữ sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc, đặc biệt là khi làm việc với người nước ngoài. Bạn cũng có thể chủ động hơn trong việc đọc báo cáo tài chính, tài liệu kế toán bằng tiếng Anh, nâng cao trình độ thông qua việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài. Không những vậy, ngoại ngữ còn giúp bạn có nhiều cơ hội tham gia các khóa học của chuyên gia quốc tế hoặc đi du học ngành Kế toán. Có thể nói, nếu bạn đang lăn tăn câu hỏi với ngành kế toán, kỹ năng chuyên môn là gì thì ngoại ngữ hay tiếng Anh cũng là một trong những kỹ năng bạn nên cải thiện, nếu muốn khẳng định vị thế và thăng tiến trong nghề

??Thành thạo các kỹ năng mềm, kỹ năng tin học văn phòng liên quan đến ngành nghề Kế Toán:

Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực thì việc sử dụng máy tính, các phần mềm hỗ trợ trong ngành Kế toán ngày càng phổ biến. Chính vì thế, kế toán viên cần phải có kiến thức để hỗ trợ cho công việc. Thành thạo các phần mềm vi tính, các chương trình tin học văn phòng cơ bản như Word, Excel sẽ là lợi thế trong công việc kế toán.

Bên cạnh đó, các công ty bây giờ đều đã cập nhật các phần mềm hỗ trợ công việc đặc thùy cho ngành kế toán,hỗ trợ nhân viên thực hiện phân tích, lập mẫu báo cáo. Nếu không biết những kỹ năng này, bạn sẽ rất khó để thực hiện công việc. Do đó, hãy bổ sung những kỹ năng chuyên môn này ngay nếu bạn chưa biết bạn nhé !

?️?️ Kỹ năng giao tiếp:

Ngoài những kỹ năng chuyên môn nói trên, kế toán viên còn cần có khả năng giao tiếp tốt. Trong cuộc sống hàng ngày, dù ở bất cứ công việc nào thì con người luôn cần giao tiếp. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tránh những hiểu lầm với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp kế toán viên trao đổi công việc hiệu quả với các phòng ban khác.

Kế toán viên cũng cần rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo tài chính, diễn đạt đơn giản để những người không có chuyên môn sâu về ngành này có thể hiểu được.

?? Tố chất mà một sinh viên kế toán cần có: 

Do tính đặc thù cần có của ngành nghề nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một sinh viên kế toán cần phải không ngừng rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thưc và có trách nhiệm, bên cạnh đó cần phải có khả năng chịu được áp lực cao. 

3.Sinh viên kế toán ra trường thì nên làm gì ? 

Xin đi làm thực tập và thử việc ở các công ty dịch vụ kế toán, các trung tâm kế toán ACCTRAINING – Đào tạo kế toánHọc kế toán tổng hợp thực hành dạy kèm quận hai bà trưng 

Trên đây ACCTRAINING – Đào tạo kế toán  đã chia sẻ cho các bạn về định bướng cho sinh viên chuyên ngành kế toán. 

Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ 

ACC TRAINING – Đào tạo kế toán

Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng 15 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0338714414 / Facebook: acc training – đào tạo kế toán / Add: 1B/59/176 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội