Công việc của kế toán Công nợ
Kế toán công nợ sẽ có vai trò là người quản lý, kiểm soát và trách nhiệm về tình hình công nợ của công ty. Vậy kế toán công nợ là gì? Công việc của kế toán công nợ hàng ngày gì và kế toán công nợ phải thu và phải trả ra sao? Cùng Acctraining – Đào tạo kế toán tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây. Lớp học kế toán online
Kế toán công nợ các khoản phải trả và thu
Kế toán công nợ và các khoản phải thu
Các công việc của kế toán công nợ với các khoản phải thu bao gồm:
- Hạch toán chi tiết cho mỗi đối tượng phải thu, từng khoản nợ và những lần thanh toán
- Thực hiện kiểm tra và thu hồi nợ một cách nhanh nhất, tránh tình trạng bị chiếm vốn hoặc nợ xấu
- Cần có những chứng từ hợp pháp, hợp lệ khi khách hàng thực hiện thanh toán những khoản nợ phải bằng hàng trong trường hợp đổi hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả hoặc xử lý những khoản nợ xấu
- Với những khoản nợ còn tồn đọng hoặc những khoản nợ khó đòi cần thực hiện xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu có xác nhận bằng văn bản
Kế toán công nợ và các khoản phải trả
Các công việc của kế toán công nợ với các khoản phải trả bao gồm:
- Thực hiện hạch toán chi tiết cho mỗi đối tượng (như nợ phải trả cho người bán, những người cung cấp vật tư…)
- Theo dõi chi tiết những đối tượng đã nhận tiền trước mà đã hoàn thành bàn giao
- Ghi số sách kế toán tương ứng với mỗi khoản cần phải trả có liên quan để thực hiện ghi giảm số nợ phải trả phát sinh ban đầu
Công việc của kế toán công nợ là gì?
Các công việc của kế toán công nợ chủ yếu liên quan tới việc quản lý công nợ và nợ xấu. Cụ thể như sau:
- Kiểm tra những chứng từ khi lập thủ tục thu chi
- Lập phiếu thu và chi dựa trên biểu mẫu cho thủ quỹ làm căn cứ để thực hiện chi tiền
- Gửi chứng từ như phiếu thu, chi đến những bộ phận có liên quan
- Giám sát và theo dõi những những khoản tạm ứng của nội bộ công ty
- In báo cáo quỹ và sổ tiền mặt
- Đối chiếu với thủ quỹ về tồn quỹ cuối ngày và tồn quỹ tiền mặt
- Lập chiếu nộp ngân sách – ngân hàng
- Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh, số thứ tự…
- Nhận phiếu nhập – xuất kho hay bản sao hóa đơn để thực hiện thanh toán
- Đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ của công ty và khách hàng hàng tháng và lập lịch thanh toán công nợ của khách hàng
- Tính số công nợ phát sinh mỗi tháng và lập giấy báo thanh toán công nợ
- Lập báo cáo và theo dõi số dư công nợ của công ty thẽo mỗi đối tượng định kỳ hoặc đột xuất hoặc là định kỳ theo yêu cầu của cấp trên
- Thu chi tiền mặt hoặc tạm ứng tiền mặt định kỳ hàng tuần và đối chiếu với số dư tiền mặt…
- Thực hiện đề xuất các giải pháp thu hồi công nợ hiệu quả, nhắc nhở thanh toán công nợ…
Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ
ACC TRAINING – Đào tạo kế toán
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng 15 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0338714414