Tổng hợp các phương pháp tính giá hàng tồn kho sử dụng nhiều nhất
Xem thêm: Tài sản cố định thuê tài chính là gì?
1. Hướng dẫn tìm hiểu các phương pháp tính giá hàng tồn kho
Bộ tài chính ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC quy đinh cụ thể tại Khoản 2 Điều 23 về hàng tồn kho cụ thể như sau:
Hàng tồn kho là tài sản được mua để phục vụ sản xuất hoặc bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. Các loại hàng tồn kho được phân loại cụ thể:
- Hàng mua đang đi đường
- Nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
- Sản phẩm, chế biến dở dang
- Thành phẩm, hàng hóa; hàng gửi bán
- Những hàng hóa được lưu giữ tại kho của doanh nghiệp
Lưu ý: Khi hạch toán hàng tồn kho nếu tổng thời gian vận chuyển sản xuất, vận chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thì không được tính là hàng tổn kho mà hạch toán là tài sản dài hạn.
Các phương pháp tính giá hàng tồn kho áp dụng với vật tư trang thiết bị và phụ tùng có thời gian trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất thì không được tính là hàng tồn kho trên bảng cân đối mà tính là tài sản dài hạn.
2. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho
Bộ tài chính ban hành TT 200/2014/TT-BTC hướng dẫn cụ thể 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho bao gồm:
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp đích danh
- Phương pháp giá bản lẻ
TH1. Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo kiểu đích danh
Quy định cụ thể tại Điểm a Khoản 9 TT 200 như sau:
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
TH2. Tính giá hàng tồn kho theo kiểu nhập trước, xuất trước (FIFO)
Ở Điểm c, Khoản 9 Điều 23 quy định cách tính giá hàng tồn kho theo kiểu nhập trước, xuất trước áp dụng trên giả định là giá trị hàng tồn kho được tính mua hay sản xuất trước thì được xuất trước. Giá trị hàng còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được tính mua hoặc dùng cho sản xuất đến thời điểm gần cuối kỳ.
Giá hàng xuất kho được tính theo giá lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu hoặc gần đầu kỳ.
Giá trị hàng tồn kho vào cuối kỳ tính theo giá của hàng nhập kho tại thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối còn tồn.
TH3. Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp tính giá hàng tồn kho cụ thể này được quy định tại Điểm b Khoản 9 của Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
- Phương pháp bình quân gia quyền quy định giá trị từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của các loại hàng tồn đầu kỳ trong kho và giá trị từng loại hàng tồn còn lại được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
- Phương pháp bình quân gia quyền được tính theo từng kỳ hoặc từng lô hàng nhập tùy theo điều kiện tài chính của đơn vị đó.
Tham khảo: Lộ Trình Học Kế Toán Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
Kế toán căn cứ vào các phương pháp phù hợp để tính giá hàng tồn
TH4. Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá bán lẻ
Cách tính giá bán lẻ này quy định cụ thể tại Điểm c Khoản 9 Điều 23 Thông TT 200/2014/TT-BTC như sau:
Tính giá hàng tồn kho theo cách bán lẻ được áp dụng với lĩnh vực bán lẻ để tính giá hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận tương tự mà không sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác như các đơn vị kinh doanh siêu thị.
Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ hợp lý. Tỷ lệ này được tính đến trường hợp hàng bị hạ giá thấp hơn giá bán ban đầu.
Mỗi bộ phận sử dụng tỉ lệ tính giá riêng. Thường áp dụng cho các loại hình kinh doanh siêu thị vì nhiều loại hàng không thể áp dụng tính luôn được giá mặt hàng cụ thể phải xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa (tức là doanh thu). Căn cứ doanh số bán ra tỷ lệ lợi nhuận biên, để xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho.
Xem thêm: Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị có được đem góp vốn kinh doanh
3. Ví dụ minh họa phương pháp tính giá hàng tồn kho
Tại Công ty sản xuất Lê Ánh có thông tin các loại hàng tồn như sau:
- Vật liệu tồn tháng 5: Là 300kg đơn giá 4000 đồng/kg
- Ngày 5/6 nhập kho 400kg đơn gia 3.500 đồng/kg
- Ngày 6/6 xuất kho 400kg
- Ngày 10/7 nhập kho 200kg đơn giá 3.700 đồng/kg
- Ngày 21/10 xuất kho 200 kg/đồng
- Yêu cầu tín giá nguyên vật liệu tồn trong tháng.
TH1. Phương pháp tính giá hàng tồn kho nguyên vật liệu theo phương pháp thực tế đích danh
– Công ty xuấtt 400kg xuất kho ngày 6 có 400kg thuộc nhập vào ngày 5 và 300kg thuộc số hàng tồn đầu tháng
– 200kg xuất ngày 21 có 100kg thuộc lần nhập ngày 10 và 100kg thuộc số hàng tồn đầu tháng
Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng:
– Xuất vào ngày thứu 6: (100 x 4.000) + (300 x 3.500) = 1.450.000 đồng
– Tính giá xuất kho ngày 21: (100 x 4000) + ( 100 x 3.700) = 770.000 đồng
TH2. Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Trị giá từng loại nguyên vật liệu xuất kho trong tháng là
– Ngày 6 là: (200 x 3.000) + (200 x 3.500) = 1.300.000 đồng
– Ngày 21 là ( 100 x 4000 ) + ( 100 x 3.700 ) = 410.000 đồng
TH3: Tính giá theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền
Trường hợp áp dụng tính 1 lần vào cuối tháng:
ĐGBQ =( 300 x 4000 + 400 x 3500 + 200 x 3.700 ) : (300+ 400+200)= 3.711 đồng
Trị giá xuất kho trong tháng :
– Ngày 6 : 400 x 3.711 đồng = 1.484. 444 đồng
– Ngày 21 : 200 x 3.711 đồng = 742.200 đồng
Áp dụng theo cách tính vào từng lần xuất, trước đó có nhập hàng vào.
Đơn giá bình quân: ( 400 x 3500 + 200 x 3700) : (400+200) = 3.567 đồng
Vậy trị giá xuất ngày 6: 400 x 3.567 đồng = 1.426.800 đông
Vậy trị giá xuất ngày 21: 100 x 3.700 + 100 x 3.567 đồng = 1.096.700 đồng
Xem thêm: Sai sót trên báo cáo tài chính xử lý như thế nào
Tổng hợp kinh nghiệm hạn chế sai sót trong kế toán tiền và tương đương tiền