Cách tính giá vé máy bay nội địa của các hãng hàng không
Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Thuế suất vé máy bay

Vé máy bay là một loại dịch vụ vận tải đặc biệt nên thuế suất vé máy bay cũng đặc biệt. Không ít các kế toán hoang mang khi nhìn thấy thuế suất vé máy bay.

thue-suat-ve-may-bay

Không ít kế toán cảm thấy ngạc nhiên khi được đưa cho một xấp vé máy bay các loại để quyết toán và ghi chép vào sổ sách, nhất là tại loại hình doanh nghiệp có chi phí công tác của cán bộ nhân viên bằng máy bay nhiều.

Sẽ có nhiều kế toán tự hỏi tại sao có vé máy bay ghi thuế suất 10% mà sao lại có vé máy bay ghi thuế suất 0%.

Không chỉ kế toán và cả người mua vé máy bay hẳn cũng có lần thấy thắc mắc, tại sao giá vé máy bay niêm yết chỉ có hơn 1.000.000 mà chi phí bỏ ra để mua vé lại hơn gấp đôi.

Dưới đây, kế toán trưởng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng không, đang giảng dạy tại lớp sẽ hướng dẫn chi tiết các khoản thuế, phí và lệ phí một vé máy bay phải chịu.

1. Cách tính giá vé máy bay nội địa của các hãng hàng không

Công thức tính giá vé máy bay nội địa của các hãng hàng không:

gia-ve-may-bay-noi-dia

Ví dụ: Đối với giá vé máy bay 1 chiều từ Hồ Chí Minh tới Hà Nội của Vietjet Air

– Giá net chưa bao gồm thuế = 1.260.000 đ

– Thuế GTGT = 1.260.000 * 10% = 126.000 đ

– Lệ phí sân bay = 60.000 đ

– Phí quản trị của Vietjet = 33.000 đ

– Phí thanh toán qua thẻ Visa hoặc nội địa = 50.000 đ

Vậy tổng tiền vé bạn phải bỏ ra = 1.529.000 đ

Nếu chi phí vé máy bay được chứng minh là hợp lệ và có đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ, ta hạch toán như sau:

Nợ TK 641 / 642: giá net + các loại thuế và lệ phí

Nợ TK 133: thuế GTGT 10% theo giá net

      Có TK 111 / 112