Phụ Cấp Ăn Trưa Là Gì? Quy Định Phụ Cấp Ăn Trưa Mới Nhất
I. Phụ Cấp Ăn Trưa Cho Người Lao Động
1. Phụ cấp ăn trưa là gì?
Theo Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định các nội dung chủ yếu trong một bản hợp đồng lao động về điều khoản các khoản phụ cấp và khoản bổ sung khác nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong đó, khái niệm của phụ cấp ăn trưa được hiểu như sau:
Phụ cấp ăn trưa (phụ cấp ăn ca, ăn giữa ca) là một khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ người lao động chi trả cho chi phí bữa ăn giữa ca trong thời gian làm việc để đảm bảo cho người lao động có đủ sức khỏe để làm việc trong những thời gian làm việc tiếp theo.
Lưu ý: Tuy nhiên, phụ cấp ăn trưa của mỗi loại hình và lĩnh vực doanh nghiệp sẽ có những quy định khác nhau khi thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Vậy phụ cấp ăn trưa có bắt buộc không? Theo quy định của Điều 102 Bộ luật Lao động 2012 thì KHÔNG bắt buộc người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này phải thực hiện chế độ phụ cấp ăn trưa (ăn giữa ca) hay các loại phụ cấp khác đối với người lao động.
Phụ cấp ăn trưa sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc quy chế doanh nghiệp của người sử dụng lao động.
Trừ trường hợp là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì mới có quy định cụ thể về mức ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động.
2. Quy định và mức độ phụ cấp ăn trưa
Đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH có quy định về hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ghi nhận về mức chi trả phụ cấp ăn trưa như sau:
Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.
Như vậy, chi phí của phụ cấp ăn trưa cho người lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ là 730.000 đồng/người/tháng.
Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp khác
Căn cứ theo Điều 103 của Bộ luật Lao động 2019 ghi nhận về khoản phụ cấp, trợ cấp của người lao động như sau:
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải chi trả khoản trợ cấp không có nghĩa rằng khoản phụ cấp này bị bỏ ngỏ. Nhà nước và các bộ, ngành liên quan luôn khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện và hỗ trợ một cách tốt nhất khi chi trả các chế độ phúc lợi cho người lao động, nhằm bảo đảm đời sống và quyền lợi tốt nhất, an tâm lao động sản xuất.
Thử việc có được phụ cấp ăn trưa không?
Thử việc có được phụ cấp ăn trưa hay không phụ thuộc vào thỏa thuận hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Theo quy định, tiền lương trong thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo ít nhất bằng 85% mức lương của nhân viên chính thức làm cùng công việc đó. Trong đó, mức lương của công việc bao gồm mức lương theo chức danh hoặc công việc, phụ cấp lương và các phúc lợi khác.
Tuy nhiên, nếu có thỏa thuận riêng, miễn là tiền lương của người lao động không dưới mức lương tối thiểu vùng hoặc không dưới 85% mức lương công việc, thì người lao động thử việc có thể không được hưởng phụ cấp ăn trưa.
Phụ cấp ăn trưa có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Phụ cấp ăn trưa không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu trong mức quy định của Bộ Tài chính (hiện nay là 730.000 đồng/người/tháng) . Trường hợp mức chi cao hơn mức quy định thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân .
Phụ cấp ăn trưa có đóng bảo hiểm xã hội không?
Phụ cấp ăn trưa không phải đóng bảo hiểm xã hội nếu các khoản này được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Làm việc bán thời gian thì có được hưởng phụ cấp ăn trưa không?
Tuy nhiên, không phải tất cả người lao động đều được hưởng phụ cấp ăn trưa. Chỉ có những người lao động làm trọn thời gian (full-time) hoặc làm ca đêm mới được hỗ trợ thêm tiền phụ cấp ăn trưa, ăn theo ca. Nếu bạn làm việc bán thời gian (part-time), bạn có thể không được hưởng phụ cấp ăn trưa, trừ khi có thỏa thuận khác trong hợp đồng lao động. Để đảm bảo bản thân không mất quyền lợi thì hãy kiểm tra lại hợp đồng lao động hoặc lúc thỏa thuận thì hãy đề cập đến khoản này nhé.
Làm việc tại công ty nước ngoài, liệu người lao động có được hưởng phụ cấp ăn trưa?
Điều đó phụ thuộc vào chính sách của công ty nước ngoài mà bạn làm việc. Bạn có thể tham khảo hợp đồng lao động hoặc liên hệ với bộ phận nhân sự để biết rõ hơn về quyền lợi của mình. Nếu công ty có hỗ trợ phụ cấp ăn ca, bạn cũng nên lưu ý về mức chi và các nghĩa vụ tài chính liên quan.
3. Cách hạch toán phụ cấp ăn trưa
Cách hạch toán phụ cấp ăn trưa phụ thuộc vào hình thức phụ cấp mà người sử dụng lao động áp dụng. Có 4 trường hợp chính mà kế toán khi hạch toán như:
Trường hợp 1: Phụ cấp ăn trưa được tính vào lương (Phụ cấp bằng tiền, hàng tháng tính trên bảng lương)
Căn cứ vào bảng lương thì khoản phụ cấp ăn trưa của nhân viên bộ phận nào thì cho vào chi phí tương ứng của bộ phận đó.
Nợ các TK 627, 622, 623, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả người lao động
Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111, 112, 331
Trường hợp 2: Phụ cấp ăn trưa được tổ chức bữa ăn ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Kế toán ghi nhận:
Nợ các TK 627, 622, 623, 641, 642
Nợ TK 133 (nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331
Trường hợp 3: Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn (mua thực phẩm về tự chế biến cho người lao động)
Nợ các TK 627, 622, 623, 641, 642 Nợ TK 133 (nếu có và đủ điều kiện khấu trừ) Có TK 111, 112, 331
Lưu ý: Điều kiện khi hạch toán như sau:
Về cơ sở vật chất: có dụng cụ, vật liệu chế biến như xoong, nồi, bếp,…
Về chứng từ: có chứng từ, hóa đơn chứng từ đầy đủ theo quy định (với chi phí thực phẩm mua không có hóa đơn thì kế toán phải lập bảng kê 01/TNDN).
Trường hợp 4: Tạm ứng tiền ăn cho người đi mua thực khi đầu tháng để mua thức ăn trong tháng.
Nợ TK 141- Số tiền đã tạm ứng
Có TK 111, 112, 331
Đến cuối tháng tổng hợp các chi phí phụ cấp ăn trưa trong tháng thì kế toán hạch toán:
Nợ các TK 627, 622, 623, 641, 642
Nợ TK 133 (nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331 (số tiền phải chi thêm so với số tạm ứng – nếu có)
Có TK 141 – Số tiền đã tạm ứng
Nếu số tiền đã tạm chi lại cao hơn so với số thực chi trong tháng thì kế toán ghi nhận:
Nợ các TK 627, 622, 623, 641, 642
Nợ TK 111, 112, 334, 338, 331,… – Số tiền tạm ứng cao hơn với số thực chi
Nợ TK 133 (nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
Có TK 141 – Số tiền đã tạm ứng
II. Phụ Cấp Ăn Ca Cho Người Lao Động
1. Phụ cấp ăn ca là gì?
Phụ cấp ăn ca là khoản phúc lợi tương tự như phụ cấp ăn trưa, là khoản tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động để chi trả cho bữa ăn giữa các ca làm trong thời gian làm việc.
Nếu phụ cấp ăn trưa được quy định bạn ít nhất làm được hơn một nửa ngày công (nhiều hơn 4 tiếng làm việc) thì sẽ được nhận phụ cấp. Tuy nhiên, phụ cấp ăn ca sẽ cấp theo ca làm việc, thường cho các doanh nghiệp có nhiều ca làm việc khác nhau như ca sáng, ca chiều, ca tối,…
2. Quy định phụ cấp ăn ca
Tương tự với phụ cấp ăn trưa, phụ cấp ăn ca không phải là khoản bắt buộc với tất cả loại hình doanh nghiệp, nhưng đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì phụ cấp ăn ca bắt buộc phải có nếu có trường hợp phải trực ca đêm.
Mức phụ cấp ăn ca tùy thuộc vào điều kiện tính chất công việc và kinh tế của doanh nghiệp, nhưng không được vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
Xem thêm:
Lịch Nộp Các Báo Cáo Thuế Mới Nhất
Rà soát mã số BHXH và cấp thẻ BHYT cho Học sinh – Sinh viên
III. Phân biệt phụ cấp ăn trưa và phụ cấp ăn ca
Phụ cấp ăn trưa và phụ cấp ăn ca là hai khái niệm khác nhau. Phụ cấp ăn trưa là khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động để chi trả cho bữa ăn vào giờ trưa, thường áp dụng cho những người lao động làm việc theo giờ hành chính.
Phụ cấp ăn ca là khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động để chi trả cho bữa ăn giữa ca, thường áp dụng cho những người lao động làm việc theo ca hoặc làm việc liên tục trong nhiều ca. Một số điểm khác biệt giữa phụ cấp ăn trưa và phụ cấp ăn ca là:
- Phụ cấp ăn trưa thường được tính theo số ngày công, còn phụ cấp ăn ca thường được tính theo số ca làm việc.
- Phụ cấp ăn trưa thường được chi trả hàng tháng, còn phụ cấp ăn ca thường được chi trả hàng tuần hoặc hàng ngày.
- Phụ cấp ăn trưa thường có mức chi thấp hơn phụ cấp ăn ca, vì bữa ăn giữa ca thường đòi hỏi nhiều dinh dưỡng và năng lượng hơn bữa ăn trưa.
- Phụ cấp ăn trưa thường được áp dụng cho tất cả người lao động trong doanh nghiệp, còn phụ cấp ăn ca thường chỉ áp dụng cho những người lao động làm việc theo ca hoặc làm việc liên tục trong nhiều ca.
Phụ cấp ăn trưa và phụ cấp ăn ca cũng có những quy định riêng về mức chi, thuế và bảo hiểm xã hội. Phụ cấp ăn trưa là một khoản tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động để đảm bảo sức khỏe và năng suất làm việc.
Phụ cấp ăn trưa không phải là quyền lợi bắt buộc của người lao động, nhưng là một chính sách tốt của doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài. Người lao động cần nắm rõ những quy định này để có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi ký hợp đồng lao động và nhận lương.