Kế toán là gì? 11 vị trí kế toán “hái ra tiền” nên làm 2024
Với vai trò đảm nhiệm việc quản lý tài chính, kế toán đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đưa ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, kế toán là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của TopCV. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan để bạn hiểu hơn về vị trí kế toán là gì.
Kế toán là gì?
Kế toán là người đảm nhận công việc ghi chép, thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình phân tích và báo cáo thông tin tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Ngoài việc giúp doanh nghiệp quản lý tài chính của mình, kế toán còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chiến lược và định hướng phát triển cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Bật mí cách viết CV ngành kế toán, kiểm toán ấn tượng
Đầu tư một bản CV chuyên nghiệp và đẹp mắt là cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ vòng apply. TopCV cung cấp công cụ tạo mẫu CV online MIỄN PHÍ, giúp bạn tự tay thiết kế bản CV đúng ngành nghề, hãy sử dụng ngay:
Kế toán được chia thành hai loại chính là kế toán doanh nghiệp và kế toán công. Cụ thể:
- Kế toán doanh nghiệp: Được áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh và tạo lợi nhuận, quản lý và sử dụng tài chính hiệu quả.
- Kế toán công: Được áp dụng trong các tổ chức hoạt động không vì mục đích kinh doanh sinh lời. Đây có thể là các tổ chức từ thiện xã hội, các tổ chức Nhà nước, và các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và nghệ thuật. Kế toán công đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và báo cáo về tình hình tài chính của các tổ chức này, từ đó giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp
Kế toán có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò chính của kế toán:
- Theo dõi và ghi nhận thông tin tài chính: Kế toán là người phụ trách thu thập, ghi nhận và theo dõi thông tin về các giao dịch tài chính của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc ghi sổ sách, xác định và phân loại các khoản thu nhập và chi phí, và duy trì hệ thống hạch toán chính xác.
- Tư vấn quản lý tài chính: Bằng cách cung cấp các báo cáo thống kê chi tiết, kế toán hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính quan trọng, đồng thời tư vấn về các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, huy động vốn, đầu tư, chi tiêu.
- Điều chỉnh và dự đoán: Kế toán cần xác định các xu hướng tài chính, đo lường hiệu suất và đề xuất các biện pháp cần thiết để cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp.
-
Tuân thủ luật pháp: Kế toán đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định và pháp luật về kế toán thuế, tránh các vi phạm gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Chức năng của nhân viên kế toán
Chức năng của kế toán là thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính trong doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Quản lý các nguồn lực tài chính: Kế toán tham gia vào quá trình quản lý tài chính và tài sản của doanh nghiệp bằng cách kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn và tài sản. Điều này không chỉ đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý nguồn lực mà còn tránh lãng phí trong hoạt động kinh doanh.
- Lập báo cáo tài chính: Kế toán có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính theo quy định, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính tới Ban lãnh đạo và các bên liên quan như cổ đông, ngân hàng, và cơ quan quản lý.
- Dự báo tài chính và xây dựng kế hoạch ngân sách: Việc phân tích thị trường cũng như các dữ liệu lịch sử về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền trong quá khứ là những nhiệm vụ quan trọng của kế toán. Dựa trên cơ sở dữ liệu thu được, bộ phận kế toán sẽ xây dựng kế hoạch ngân sách, đồng thời theo dõi và đánh giá định kỳ để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ ngân sách và mục tiêu đã đề ra.
- Quản lý thuế: Bằng cách nắm vững các quy định pháp luật, kế toán giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro liên quan đến vi phạm thuế và tránh phải chịu các khoản phạt tiền không đáng có. Họ cũng tham gia vào việc xây dựng chiến lược thuế dài hạn, đồng thời tư vấn cho lãnh đạo về cách tối ưu hóa cấu trúc tài chính nhằm giảm thiểu tổn thất thuế và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tư vấn cho các nhà quản lý: Kế toán cung cấp cho nhà quản lý các thông tin về tài chính và đưa ra tư vấn về một số vấn đề như huy động vốn, đầu tư, chi tiêu,v.vv..Điều có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tìm ra cơ hội để tối ưu hóa tài chính và tăng trưởng kinh doanh.
Mô tả công việc của kế toán?
- Vậy, nhiệm vụ của kế toán là gì? Trên thực tế, để xác định chính xác nhiệm vụ của kế toán là gì còn tùy thuộc vào từng vị trí, quy mô doanh nghiệp, quy mô nhân sự,… Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo những thông tin về nhiệm vụ kế toán là gì sau đây để hiểu hơn:
Nhiệm vụ của nhân viên kế toán theo ngày
Hàng ngày, kế toán cần chịu trách nhiệm cho một loạt các nhiệm vụ yêu cầu sự chú ý đến chi tiết và độ chính xác cao. Theo đó, nhiệm vụ hàng ngày mà kế toán cần thực hiện bao gồm:
- Thu thập, xử lý, ghi chép và lưu trữ lại các chứng từ, hóa đơn kế toán phát sinh trong ngày. Ví dụ như hóa đơn mua/bán hàng, chứng từ đầu ra, đầu vào,…
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hóa đơn, chứng từ liên quan. Nếu phát hiện sai sót cần thực hiện xử lý ngay theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC cùng những văn bản pháp luật khác.
- Đảm bảo tất cả các giao dịch tài chính được ghi đúng và đầy đủ trong hệ thống kế toán.
- Thực hiện các kiểm tra thường xuyên và các nhiệm vụ nhập dữ liệu để đảm bảo tất cả thông tin chính xác và cập nhật.
- Giám sát và xử lý các giao dịch tài chính hàng ngày. Điều này có thể bao gồm các nhiệm vụ như cân đối sao kê ngân hàng, theo dõi chi phí và xử lý hóa đơn.
- Đảm bảo rằng tất cả các báo cáo đều tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kế toán áp dụng.Kế toán cần lưu trữ các loại hóa đơn chứng từ hàng ngày cho tổ chức
Nhiệm vụ nhân viên kế toán theo tháng
Nhiệm vụ theo tháng cần kế toán làm gì, bạn cần thực hiện:
- Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng tháng (Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng), bao gồm thông tin về doanh thu, thuế GTGT phải nộp và thuế GTGT được khấu trừ. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý, thì tờ khai thuế GTGT được lập hàng quý.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng, đối với những doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng. Báo cáo phải ghi rõ số lượng hóa đơn đã sử dụng và còn lại.
- Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ. Việc tính toán này cần được thực hiện chính xác để đảm bảo tính minh bạch và tránh bị kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Tính lương, bảo hiểm, các khoản phụ cấp khác cho người lao động, đối với doanh nghiệp có người lao động. Việc tính toán này cần chính xác để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tránh bị kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Tính khấu hao TSCĐ (Tài sản cố định), tính phân bổ công cụ dụng cụ, đối với doanh nghiệp có tài sản cố định hoặc công cụ dụng cụ. Việc tính toán này cần được thực hiện đầy đủ để đảm bảo tính minh bạch và tránh bị kiểm tra, xử lý vi phạm.
Lưu ý: Đối với những hóa đơn đầu ra, doanh nghiệp phải kê khai vào tháng phát sinh hóa đơn. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2014, những hóa đơn đầu vào không bị giới hạn thời gian kê khai, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải kê khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra.
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp trong tháng, thì phải lập tờ khai thuế TNCN theo tháng.
Nếu doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác, thì cần lập tờ khai riêng cho từng loại thuế.
Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề. Nếu hết hạn mà doanh nghiệp chưa nộp tờ khai, sẽ bị phạt tiền.
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng, nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế. Việc nộp tiền thuế đúng hạn sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro phát sinh từ phía Cơ quan thuế.
Nhiệm vụ nhân viên kế toán theo quý
Nhiệm vụ nhân viên kế toán theo quý bao gồm các công việc chính như sau:
- Lập tờ khai thuế GTGT và TNCN theo quý (nếu doanh nghiệp kê khai theo quý), đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán theo quý.
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế theo quý, các tờ khai này sẽ được lập theo quý. Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề. - Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quý: Tạm tính thuế TNDN là số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp trong quý. Để tính toán số tiền này, kế toán cần lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo quý.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để gửi cho cơ quan thuế hàng quý.
- Lập báo cáo tài chính hàng quý và phân tích kết quả tài chính của công ty trong quý.
- Theo dõi và kiểm tra các khoản chi phí và doanh thu của công ty trong quý.
- Nhập dữ liệu vào hệ thống kế toán và kiểm tra tính chính xác của dữ liệu.
Nhiệm vụ nhân viên kế toán vào cuối năm
Nhiệm vụ vào cuối năm mà kế toán cần thực hiện bao gồm:
- Chuẩn bị báo cáo thuế cho tháng cuối cùng của năm và cho quý 4.
- Hoàn tất báo cáo giải trình thuế hàng năm cho cả thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kiểm toán quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản và các khoản phải trả/phải thu là rất quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các hồ sơ tài chính đều chính xác và cập nhật.
- Cân đối sổ sách kế toán, xác nhận tính chính xác của các tài khoản chi tiết và tóm tắt, và chuẩn bị báo cáo tài chính hàng năm, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo lợi nhuận và báo cáo dòng tiền.
- Thuyết minh về Báo cáo Tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản, in các loại sổ sách, chứng từ kế toán, trình ký các chứng từ và lưu trữ đúng cách để đảm bảo tính toàn vẹn và khả dụng trong tương lai.
Mức lương nhân viên kế toán
Mức lương kế toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí hay kinh nghiệm làm việc. Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 từ TopCV, mức lương trung bình của kế toán dao động trong khoảng 7.000.000 VND – 52.000.000 VND. Cụ thể như sau:
- Mức lương kế toán theo cấp bậc
Theo cấp bậc
Trung vị thấp
Trung vị cao
Nhân viên
8.000.000
12.000.000
Trưởng nhóm
13.000.000
17.000.000
Trưởng / Phó phòng
18.000.000
25.000.000
Quản lý / Giám sát
15.000.000
20.000.000
Trưởng chi nhánh
16.000.000
18.000.000
Phó Giám đốc
35.000.000
52.500.000
Giám đốc
40.000.000
45.000.000
Thực tập sinh
3.000.000
4.000.000
(Đơn vị tính: VND)
- Mức lương kế toán theo kinh nghiệm
Báo cáo tuyển dụng Năm 2022 – 2023 TopCV (VNĐ) |
Báo cáo tuyển dụng Năm 2023 – 2024 TopCV (VNĐ) |
|||
Kế toán theo kinh nghiệm |
Mức lương thấp nhất |
Mức lương cao nhất |
Mức lương thấp nhất |
Mức lương cao nhất |
Dưới 1 năm kinh nghiệm |
7,000,000 |
10,000,000 |
7,000,000 |
10,000,000 |
Từ 1 đến 3 năm |
8,000,000 |
12,000,000 |
8,000,000 |
18,000,000 |
Từ 3 đến 5 năm |
15,000,000 |
22,000,000 |
10,000,000 |
20,000,000 |
Trên 5 năm |
16,000,000 |
25,500,000 |
20,000,000 |
39,000,000 |
(Đơn vị tính: VND)
- Mức lương kế toán theo vị trí
Vị trí |
Mức lương 1 – 3 năm (VNĐ) |
Mức lương trên 3 năm (VNĐ) |
Kế toán tổng hợp |
10,000,000 – 14,000,000 |
15,000,000 – 25,000,000 |
Kế toán nội bộ |
8,000,000 – 10,000,000 |
10,000,000 – 12,000,000 |
Kế toán thuế |
10,000,000 – 12,000,000 |
12,000,000 – 20,000,000 |
Kế toán công nợ |
8,000,000 – 11,000,000 |
10,000,000 – 13,000,000 |
Kế toán bán hàng |
8,000,000 – 10,000,000 |
9,000,000 – 16,500,000 |
Kế toán thanh toán |
9,000,000 – 12,000,000 |
10,000,000 – 13,000,000 |
Kế toán ngân hàng |
9,000,000 – 12,000,000 |
10,000,000 – 13,000,000 |
Kế toán kho |
8,000,000 – 10,000,000 |
10,500,000 – 12,000,000 |
>> Xem thêm: Bật mí mức lương kế toán theo vị trí, cấp bậc và cách deal lương cao
Ngành kiểm toán là gì? 5 kỹ năng cần có của kiểm toán viên thành công
Kỹ năng nhân viên kế toán cần có?
Để trở thành một kế toán chuyên nghiệp, bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu quan trọng. Vậy, những yêu cầu cần có để trở thành kế toán là gì? Dưới đây sẽ là những yêu cầu, kỹ năng mà bạn có thể tham khảo:
Kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán
Kế toán ngày nay đang trở nên được hiện đại hóa hơn với sự phát triển của các phần mềm kế toán hỗ trợ. Vì vậy, kỹ năng tiếp theo mà kế toán nên có là sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán, có kỹ năng tin học văn phòng tốt.
Điều này đòi hỏi bạn phải có sự am hiểu sâu sắc về các tính năng của các phần mềm kế toán, cũng như khả năng tùy biến và tối ưu hóa chúng để phù hợp với nhu cầu của công việc. Bằng cách tận dụng các công cụ và tính năng của các phần mềm kế toán, bạn có thể đảm bảo rằng công việc của mình được thực hiện một cách chuyên nghiệp và chính xác, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả làm việc và tiết kiệm thời gian.
Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán là yêu cầu cần có của kế toán
- Kỹ năng mềm hỗ trợ công việc
- Kế toán không chỉ là việc ghi sổ sách mà còn đòi hỏi những kỹ năng mềm để thực hiện tốt công việc. Dưới đây là một số kỹ năng mềm quan trọng mà một kế toán cần phải có:
- Kỹ năng quản lý thời gian: Kế toán thường phải xử lý nhiều công việc cùng một lúc. Việc quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp kế toán hoàn thành công việc đúng thời hạn và tránh bị áp lực.
- Kỹ năng giao tiếp: Việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp kế toán truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu cho đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,…
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc, kế toán sẽ gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp kế toán tìm ra những giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề phát sinh đó.
- Tinh thần trách nhiệm, đạo đức kế toán: Kế toán là người quản lý số tiền của công ty, do đó tinh thần trách nhiệm và đạo đức kế toán là rất quan trọng.
- Kế toán cần phải đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc quản lý tài chính của công ty.
- Trung thực, cẩn trọng: Kế toán cần phải đảm bảo tính trung thực và cẩn trọng trong việc xử lý các thông tin tài chính và khách hàng.
- Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp: Kế toán cần phải có khả năng quan sát, phân tích và tổng hợp thông tin để đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả.
- Khả năng ngoại ngữ tốt: Kế toán cần có khả năng sử dụng ít nhất một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ để có thể giao tiếp với đối tác nước ngoài, hoặc đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh phổ biến trong lĩnh vực kế toán.
Học kế toán ra làm gì?
Các vị trí kế toán ngày càng đa dạng và phong phú, giúp cho người lao động có nhiều lựa chọn hơn trong việc phát triển sự nghiệp của mình. Vậy các vị trí phổ biến trong lĩnh vực kế toán là gì? Dưới đây là những vị trí kế toán phổ biến hiện nay:
Kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng là một trong những vị trí được yêu cầu nhiều nhất trong các doanh nghiệp bán lẻ. Trách nhiệm chính của kế toán bán hàng là quản lý toàn bộ hoạt động kế toán liên quan đến việc bán hàng, bao gồm việc điều chỉnh số lượng hàng tồn kho, tính toán doanh số bán hàng và quản lý các khoản nợ khách hàng.
Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp được xem là một trong những vị trí quan trọng nhất trong bộ phận kế toán của một doanh nghiệp. Vị trí này đòi hỏi người đảm nhận phải có kiến thức sâu rộng về kế toán, từ kế toán tài chính, kế toán quản trị đến kế toán thuế. Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp là quản lý, kiểm soát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, đảm bảo sự chính xác và minh bạch.
Kế toán kho
Nhân viên Kế toán kho là người sẽ thực hiện quản lý, kiểm soát các hoạt động kế toán liên quan đến kho hàng như nhập kho, xuất kho, kiểm kê hàng tồn kho. Vị trí này cũng đảm nhiệm tính toán giá vốn hàng hóa, báo cáo kế toán liên quan đến kho hàng, bao gồm báo cáo các vấn đề liên quan đến kho hàng của doanh nghiệp.
Kế toán thuế
Kế toán thuế là người có kiến thức sâu về lĩnh vực thuế, bao gồm cả các quy định mới nhất của pháp luật liên quan đến thuế. Nhiệm vụ của kế toán thuế thường bao gồm quản lý và thực hiện các hoạt động kế toán liên quan đến thuế. Bên cạnh đó họ cũng là thực hiện các chiến lược thuế phù hợp nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
Kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng là vị trí giúp quản lý các hoạt động kế toán của ngân hàng một cách chuyên nghiệp. Điều này bao gồm việc theo dõi các khoản nợ và cho vay, lập báo cáo tài chính, quản lý các khoản tiền gửi và thực hiện các hoạt động kế toán khác theo yêu cầu của ngân hàng. Ngoài ra kế toán ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các dự đoán tài chính và đưa ra các giải pháp để đảm bảo sự ổn định và phát triển của ngân hàng.
Kế toán nội bộ
Nhân viên Kế toán nội bộ có nhiệm vụ chính là thu thập, kiểm soát, lưu trữ, phân tích, thống kê và báo cáo thông tin tài chính nội bộ của doanh nghiệp. Kế toán nội bộ tập trung vào việc kiểm soát và đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp đảm bảo tính hợp pháp, hiệu quả và tuân thủ luật pháp.
Kế toán công nợ
Nhân viên kế toán công nợ là người có trách nhiệm theo dõi, quản lý công nợ của doanh nghiệp. Các nhiệm vụ chính của kế toán công nợ bao gồm: ghi nhận, xử lý các khoản nợ phải trả và phải thu, thực hiện thanh toán, thu nợ đồng thời theo dõi tình trạng công nợ để đảm bảo tính minh bạch trong quản lý tài chính. Đồng thời xác định rủi ro và chi phí phát sinh từ công nợ, cung cấp thông tin và báo cáo cho quản lý để đưa ra các quyết định hiệu quả hơn.
Kế toán dịch vụ
Nhân viên kế toán dịch vụ là một loại hình chuyên biệt cung cấp bởi các tổ chức, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kế toán, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức khác thực hiện các công việc nghiệp vụ có liên quan. Kế toán dịch vụ đảm nhiệm các công việc như: ghi nhận và phân tích doanh thu, chi phí liên quan đến dịch vụ; quản lý hợp đồng và thanh toán; phân bổ chi phí; chuẩn bị báo cáo tài chính cho doanh nghiệp khách hàng.
Kế toán thu chi
Nhân viên kế toán thu chi tập trung vào việc ghi nhận và quản lý các giao dịch liên quan đến các khoản thu và chi của một tổ chức, doanh nghiệp. Vị trí này có nhiệm vụ ghi nhận, phân loại giao dịch; quản lý quỹ và tài khoản; thực hiện thanh toán và thu tiền; lập báo cáo tài chính và kiểm soát các hoạt động thu chi. Ngoài ra, kế toán thu chi còn có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác như: tham gia vào quá trình lập kế hoạch ngân sách hay hỗ trợ các hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập.
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền lương là người thực hiện các công việc liên quan đến việc tính toán, chi trả tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho cán bộ, công nhân viên (CBNV) của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc: tính toán lương, ghi nhận chi phí nhân sự, quản lý hồ sơ nhân viên, thực hiện thủ tục thuế và bảo hiểm, cùng việc lập báo cáo và thống kê nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý và các bộ phận liên quan.
Kế toán quản trị
Nhân viên Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán tập trung vào việc cung cấp thông tin về chi phí, doanh thu, lợi nhuận,v.vv.. cho ban lãnh đạo giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh hiệu quả. Các công việc chính của kế toán quản trị bao gồm: phân tích chi phí, tính toán hiệu suất tài chính của các hoạt động kinh doanh, dự báo tài chính, và thực hiện đánh giá và kiểm soát các dự án hoặc chiến lược kinh doanh.
Một số vị trí kế toán khác
Bên cạnh những vị trí kế toán trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm những vị trí kế toán chuyên biệt khác như sau:
Kế toán tài chính.
Kế toán quản trị.
Kế toán pháp y.
Kế toán dự toán.
Kế toán chi phí.
Kế toán xây dựng.
Kế toán thanh toán.
Kế toán giá thành.
>>> Tham khảo Công ước HS là gì? Những vấn đề liên quan công ước HS
Nhân viên Kế toán thuế là gì? Mô tả công việc của kế toán thuế
Cơ hội và thách thức ngành kế toán trong tương lai
Kế toán là vị trí không thể thiếu ở mọi tổ chức. Điều này khiến cơ hội việc làm ngành kế toán là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, những thay đổi nhanh chóng của thị trường cũng là một trong những yếu tố không nhỏ mang lại những cơ hội phát triển của ngành nghề này.
Cơ hội khi học ngành kế toán
- Nhu cầu thị trường lao động cao: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam khiến các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc quản lý tài chính hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhu cầu tuyển dụng kế toán ngày một lớn ở mọi lĩnh vực, từ doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn đa quốc gia đến các tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan nhà nước.
- Đa dạng cơ hội nghề nghiệp: Là một sinh viên ngành kế toán, bạn có thể lựa chọn phát triển bản thân với đa dạng vị trí công việc như: Kế toán thuế, kế toán kho, kế toán kiểm toán nội bộ, kế toán công nợ,v.vv.. tại phòng kế toán trong các doanh nghiệp, chuyên viên tư vấn trong các đại lý thuế hoặc trở thành giảng viên chuyên ngành kế toán tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp.
Tính ổn định và bền vững: Với vai trò quan trọng trong việc duy trì tài chính của doanh nghiệp, vị trí kế toán thường được coi là có tính ổn định và bền vững. Vì thế, nếu bạn muốn xây dựng một sự nghiệp dài hạn với sự phát triển chuyên sâu về kỹ năng, kinh nghiệm thì đây chắc chắn là ngành nghề phù hợp với bạn.
Phát triển kỹ năng quản lý và phân tích: Ngành kế toán giúp bạn rèn luyện các kỹ năng quản lý tài chính, phân tích dữ liệu, tư duy logic và giải quyết vấn đề. Các kỹ năng này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ đó giúp bạn nâng cao giá trị bản thân trên thị trường lao động.
Thách thức khi học ngành kế toán
- Áp lực công việc lớn: Nhiệm vụ của kế toán không chỉ giới hạn trong các công việc bàn giấy như kiểm kho, ghi xuất, nhập tồn, phát lương, in hóa đơn, và thủ tục khác, mà còn phải xử lý các công việc quan trọng như tổng hợp giấy tờ, sổ sách, hóa đơn vào các thời điểm như cuối tháng, cuối quý, cuối năm, mùa thuế và mùa kiểm toán. Bên cạnh đó, đây cũng là ngành nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và cẩn thận cao độ. Những áp lực này là một trong những thách thức khiến nhiều nhân sự muốn nghỉ việc, đặc biệt là phụ nữ.
- Luôn phải cập nhật những thông tư, văn bản pháp luật mới: Luật pháp và các quy định về kế toán thường xuyên thay đổi. Điều này đòi hỏi kế toán phải liên tục cập nhật thông tin và kiến thức kịp thời để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tiêu chuẩn chuyên ngành.
-
Sự cám dỗ trong công việc: Kế toán là những người có quyền truy cập vào thông tin tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế, trong quá trình thực hiện công việc, một số cá nhân có thể lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi trục lợi cá nhân. Đây là một thách thức không nhỏ đòi hỏi kế toán viên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp để chống lại sự cám dỗ
Lộ trình thăng tiến và mức lương của kế toán
Bên cạnh những thông tin về nghề nghiệp, bạn cũng nên tìm hiểu về mức lương, lộ trình thăng tiến kế toán là gì. Điều này sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn về ngành nghề này và lựa chọn được công việc phù hợp hơn cho bản thân. Cụ thể như sau:
Thực tập sinh kế toán
Một thực tập sinh kế toán là một sinh viên tốt nghiệp hoặc một người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán sẽ làm việc tại các tổ chức theo hình thức học việc, bán thời gian. Trong thời gian tập sự, họ sẽ được đào tạo và hướng dẫn những kiến thức và kỹ năng cơ bản, nhằm giúp họ có thể làm việc hiệu quả trong môi trường kế toán.
Nhân viên kế toán
Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, một thực tập sinh có nhiều cơ hội để trở thành một nhân viên kế toán tài năng và thành công. Nhân viên kế toán có rất nhiều trách nhiệm quan trọng, như hỗ trợ bộ phận kế toán với các nhiệm vụ hàng ngày, quản lý sổ sách và lập báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, công việc của nhân viên kế toán không chỉ dừng lại ở những nhiệm vụ cơ bản đó. Nhân viên kế toán còn phải đảm nhận các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên, hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty, thường xuyên cập nhật kiến thức về luật pháp và quy định tài chính mới nhất,…
Kế toán trưởng
Sau khi đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, bạn có thể thăng tiến thành kế toán trưởng. Kế toán trưởng sẽ đảm nhiệm nhiều trách nhiệm quan trọng trong tổ chức. Nhiệm vụ của vị trí không chỉ là quản lý bộ phận kế toán, mà còn đảm bảo rằng các hoạt động hàng ngày trong bộ phận được diễn ra trơn tru và hiệu quả.
Ngoài ra, kế toán trưởng cũng cần đảm bảo rằng các quy định và chính sách tài chính của tổ chức được tuân thủ đầy đủ và hợp pháp. Vì vậy, kế toán trưởng thường cần phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để đảm bảo rằng các hoạt động tài chính của tổ chức diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Giám đốc tài chính
Với nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, một kế toán trưởng có thể trở thành giám đốc tài chính (CFO – Chief Financial Officer). Giám đốc tài chính có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. Công việc của giám đốc tài chính bao gồm quản lý ngân sách, dự báo tài chính và đảm bảo rằng công ty đang tuân thủ các quy định tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ.
Top câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên kế toán phổ biến
Nếu bạn đang chuẩn bị có một buổi phỏng vấn kế toán sắp tới, hãy tham khảo ngay 15 câu hỏi phỏng vấn phổ biến ở vị trí này ngay sau đây:
- Bạn có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán không?
- Bạn có hiểu biết về các quy trình kế toán như hạch toán, lập báo cáo tài chính, kiểm soát chi phí, … không?
- Bạn đã từng xử lý và giải quyết vấn đề kế toán phức tạp chưa?
- Bạn có kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán như Excel, Quickbooks, SAP, … không?
- Bạn có khả năng làm việc độc lập và tổ chức công việc tốt không?
- Bạn có kinh nghiệm làm việc với các đối tác, khách hàng nước ngoài không?
- Bạn có kỹ năng giao tiếp và tư vấn cho các bộ phận khác trong công ty không?
- Bạn có khả năng đưa ra các giải pháp kế toán hiệu quả và bền vững không?
- Bạn có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đòi hỏi tính chính xác và cẩn trọng như lĩnh vực kế toán không?
- Bạn có mong muốn và khả năng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán không?
- Vì sao bạn muốn trở thành một kế toán?
- Bạn có kinh nghiệm về kế toán thuế không?
- Bạn có kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp?
- Bạn có hiểu biết về các quy định kế toán thuế, pháp lý tài chính không?
- Bạn có kỹ năng phân tích các dữ liệu tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh không?
Hãy chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn kế toán thành công hơn
Các câu hỏi khác liên quan đến ngành kế toán
Đối với những học sinh cấp 3 chuẩn bị thi Đại học hoặc những người đang có ý định chuyển sang lĩnh vực kế toán, bên cạnh những vấn đề trách nhiệm, kỹ năng cần thiết để thành công trong nghề thì có còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp như sau:
Điểm chuẩn ngành kế toán có cao không?
Điểm chuẩn cho ngành kế toán có thể thay đổi tùy theo từng năm và từng trường đại học. Tuy nhiên, theo thống kê trong vòng 3 năm gần đây, điểm chuẩn của ngành này là tương đối cao. Dưới đây là bảng thống kê điểm chuẩn ngành kế toán tại một số Trường Đại học lớn để bạn tham khảo:
2023 |
2022 |
2021 |
|
Đại học Kinh tế Quốc dân |
27.5 |
27.4 |
27.65 |
Học viện Tài chính |
26.15 (Toán >=8.4) |
26.2 (Toán >=8.0) |
26.55 (Toán >8.8) |
Đại học Ngoại Thương |
27.45 – 27.8 |
27.8 – 28.25 |
27.3 – 27.35 |
Kế toán cần bằng cấp gì?
Ngành kế toán đòi hỏi sự chuyên môn cao, thể hiện qua việc sở hữu các bằng cấp và chứng chỉ uy tín. Yêu cầu về bằng cấp có thể khác nhau tùy theo vị trí công việc và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một kế toán, người học cần có trình độ học vấn tối thiểu từ Trung cấp, tới Cao đẳng, Đại học và các chương trình học cao hơn.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có thể yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc hoặc chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp như:
Chứng chỉ ICAEW (Institute of Chartered Accountant in England and Wales): Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về Kế toán, Tài chính và Kinh doanh, mở ra nền tảng vững chắc cho sự nghiệp kế toán. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ còn chú trọng rèn luyện các kỹ năng thiết yếu của kế toán viên như lập báo cáo, thống kê, phân tích,v.vv..
Chứng chỉ ACCA (Hiệp hội Kế toán Công Chứng Anh Quốc): Cung cấp những kỹ năng chuyên môn như: quản trị chiến lược, luật kinh doanh, báo cáo tài chính, và kiến thức về thuế, giúp bạn trở thành chuyên gia kế toán toàn diện.
Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants): Chứng chỉ được công nhận trên nhiều quốc gia, với chương trình đào tạo tập trung vào kiến thức quản lý tài chính, báo cáo, thuế, kiểm toán, giúp bạn hiểu biết vững chắc và sâu rộng về lĩnh vực kế toán – tài chính.
Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst): Được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ, chứng chỉ này tập trung mang tới cho người học kiến thức chuyên môn phân tích đầu tư tài chính để nâng cao cạnh tranh của bản thân trong nghề.
Con trai có phù hợp với ngành kế toán không?
Kế toán là một ngành nghề chuyên môn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, khả năng phân tích và logic tốt. Những yếu tố này không phụ thuộc vào giới tính mà xuất phát từ năng lực và sự rèn luyện của mỗi cá nhân. Trên thực tế, có rất nhiều nam giới thành công trong ngành kế toán và đảm nhiệm các vị trí quan trọng như kế toán trưởng, giám đốc tài chính,v.vv..
Một số lý do con trai phù hợp với ngành kế toán:
Có tư duy logic và khả năng phân tích tốt, phù hợp với các công việc đòi hỏi sự chính xác cao
Có khả năng chịu áp lực cao và dễ dàng vượt qua áp lực để hoàn thành tốt công việc
So với phụ nữ, nam giới ít bị ràng buộc về chuyện gia đình hơn từ đó có thể dành nhiều thời gian hơn cho công việc và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Cần lưu ý rằng, yếu tố quan trọng nhất để thành công trong ngành kế toán là bạn có thực sự yêu thích ngành nghề này hay không. Khi bạn thực sự yêu thích công việc kế toán, bạn sẽ có động lực để học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng một cách hiệu quả để vượt qua những áp lực và đạt thành tựu trong công việc.
Ngoài ra, đừng quên tận dụng mạng lưới quen thuộc của bạn. Việc thông báo với bạn bè, gia đình, và các đồng nghiệp về việc bạn đang tìm kiếm công việc kế toán có thể giúp bạn nhận được các gợi ý và hỗ trợ từ những người quen có thể biết về cơ hội việc làm phù hợp với bạn.
Trên đây là một số thông tin về nghề Kế toán. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Kế toán là gì và công việc cụ thể của ngành nghề này. Cảm ơn bạn đã theo dõi.