Hợp Đồng Giao Khoán Là Gì? Tổng Hợp Mẫu Và Cách Lập
1. Hợp đồng giao khoán là gì?
Hợp đồng giao khoán là một văn bản thỏa thuận giữa người giao khoán và người nhận khoán, trong đó người nhận khoán sẽ hoàn thành một công việc nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng này xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó
Một hợp đồng giao khoán thường bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin của các bên tham gia hợp đồng giao khoán;
- Nội dung và tiến độ công việc giao khoán;
- Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao;
- Quyền và nghĩa vụ của Bên giao khoán và bên nhận khoán và các điều khoản chung…
2. Quy định về hợp đồng giao khoán mới nhất
Sẽ rất dễ gặp hợp đồng giao khoán công việc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không có một văn bản cụ thể nào quy định về hợp đồng giao khoán.
Và một số văn bản pháp luật có đề cập tới hợp đồng giao khoán, mẫu hợp đồng giao khoán đó là:
- Luật Lao động 2019
- Luật Dân sự
- Thông tư 133
- Thông tư 107
- Thông tư 200
3. Có những loại hợp đồng giao khoán nào?
Hợp đồng giao khoán thường sử dụng đó là:
3.1. Hợp đồng giao khoán việc toàn bộ
Đây là loại hợp đồng bên giao khoán sẽ trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí để hoàn thành công việc. Bên nhận khoán phải hoàn thành công việc theo thời hạn và chất lượng được thỏa thuận trong hợp đồng. Bên giao khoán sẽ thanh toán thù lao cho bên nhận khoán sau khi công việc được hoàn thành.
3.2. Hợp đồng giao khoán việc từng phần
Đây là loại hợp đồng mà người nhận khoán phải tự chuẩn bị các công cụ, dụng cụ để phục vụ cho công việc. Bên giao khoán chỉ có trách nhiệm trả tiền công lao động và khấu hao công cụ lao động. Đặc điểm của công việc được giao khoán thường mang tính chất thời vụ và không ổn định
4. Những thông tin cần có trong hợp đồng giao khoán
Một hợp đồng giao khoán cần có các thông tin sau:
- Thông tin của các bên: Bên giao khoán và bên nhận khoán điền đầy đủ, chính xác thông tin các bên được đề cập trong hợp đồng (Tên, địa chỉ, chức vụ, tài khoản thanh toán…)
- Nội dung và tiến độ công việc: Về nội dung công việc, cần ghi rõ ràng, cụ thể từng công việc thỏa thuận. Về tiến độ công việc, cần ghi cụ thể ngày tháng năm bắt đầu cũng như hoàn thành công việc.
- Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao: Thù lao cần được ghi rõ cả bằng số lẫn bằng chữ. Tiến độ thanh toán nếu có chia thời điểm thanh toán cho từng công việc cụ thể thì phải ghi rõ khi hoàn thành phần công việc như thế nào sẽ được nhận thù lao là bao nhiêu.
- Quyền và trách nhiệm của các bên
- Điều khoản cam kết chung
5. Mẫu hợp đồng giao khoán mới nhất
5.1. Mẫu hợp đồng giao khoán trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Huyện:………………………. UBND xã:………………….. Mã ĐVSDNS:……………. |
Mẫu số: C52-X (Ban hành theo TT số: …/2011/TT-BTC ngày….của Bộ tài chính) |
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Số:…………..
Căn cứ Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ quy định của UBND xã về: ………………………………………………………….
Căn cứ kết quả chọn khoán ngày ………. tháng ……….năm ………………………….
Hôm nay ngày……….tháng………..năm…, tại………………………………………………
Chúng tôi gồm:
Một bên là UBND xã (bên giao khoán gọi tắt là Bên A):
Ông /Bà…………Chức vụ: …………….Đại diện cho UBND xã…………………………
Ông/Bà…………Chức vụ: …………….Kế toán trưởng xã ………………………………..
Có TK số:…………………………………tại……………………………………………………….
Một bên là……………….. (bên nhận khoán gọi tắt là Bên B):
Ông /Bà………….Chức vụ: ………………. Đại diện cho…………………………………..
Ông/ Bà………….Chức vụ: ………………..Kế toán trưởng………………………………..
Có TK số:……………………………………. Tại…………………………………………………
Cùng thoả thuận thống nhất ký kết hợp đồng giao khoán với các điều khoản sau:
Điều 1:
– Bên A cho Bên B nhận khoán ………….. trong thời gian ……………………………
Gồm các công việc với nội dung quy định như sau:
1- ………………………………………………………………………………………………………..
2- ………………………………………………………………………………………………………..
Điều 2: Thời hạn thực hiện hợp đồng:
– Ngày bắt đầu: …………………………………………………………………………………….
– Ngày kết thúc:…………………………………………………………………………………….
Điều 3:
– Giá trị của Hợp đồng Bên ……. phải thanh toán cho Bên …… là………… đồng.
Viết bằng chữ:……………………………………………………………………………………….
– Phương thức thanh toán: ………………………………………………………………………
– Thời hạn thanh toán quy định như sau:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Điều 4: Trách nhiệm và quyền hạn mỗi bên
1- Bên A, bên giao khoán:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
2- Bên B, bên nhận khoán:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Điều 5: Các cam kết chung:
Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các quy định đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc 2 bên tự trao đổi thống nhất giải quyết, nếu bên nào vi phạm sẽ bị xử lý theo chế độ Hợp đồng kinh tế đã quy định.
Hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
Đại diện bên nhận khoán |
Đại diện bên giao khoán |
|||
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
Kế toán trưởng |
Chủ tịch UBND xã |
||
|
|
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
5.2. Mẫu hợp đồng giao khoán (MẪU SỐ 08 – LĐTL)
Mẫu hợp đồng giao khoán
Đơn vị:……………. Bộ phận:………….. |
Mẫu số: 08 – LĐTL (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính |
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày… tháng… năm…
Số: …………………
Họ và tên:…………………. Chức vụ…………………………………………….………………
Đại diện..…………..……….bên giao khoán…………………………………………….……….
Họ và tên:…………………. Chức vụ…………………………………………………….………
Đại diện…………………….bên nhận khoán…………………………………………………..…
CÙNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHƯ SAU:
I- Điều khoản chung:
– Phương thức giao khoán:…………………………………………………………………
– Điều kiện thực hiện hợp đồng:………………………………………………..….………
– Thời gian thực hiện hợp đồng: …………………………………………………………..
– Các điều kiện khác:………………………………………………………………………
II- Điều khoản cụ thể:
- Nội dung công việc khoán:
-…………………………………………………………………………………………….
-…………………………………………………………………………………………….
- Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán:
-………………………………………………………………………………………..….
-……………………………………………………………………………………………
- Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán:
-…………………………………………………………………………………………….
-……………………………………………………………………………………………
Đại diện bên nhận khoán (Ký, họ tên) |
Đại diện bên giao khoán (Ký, họ tên) |
Ngày … tháng … năm …
Người lập (Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng bên giao khoán (Ký, họ tên) |
6. Lưu ý khi lập hợp đồng giao khoán
Khi lập hợp đồng giao khoán công việc, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ và đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Xác định rõ nhiệm vụ và phạm vi công việc: Hợp đồng cần mô tả chi tiết công việc cụ thể mà người nhận khoán sẽ thực hiện, bao gồm cả thời gian, địa điểm, và kết quả mong đợi.
- Thời gian và điều kiện thanh toán: Hợp đồng cần xác định rõ thời gian làm việc, thời hạn hoàn thành công việc, và cách thức thanh toán (theo giờ, theo dự án, hoặc theo thỏa thuận khác).
- Quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên: Hợp đồng cần xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của cả người giao khoán và người nhận khoán trong quá trình thực hiện công việc.
- Điều khoản về bảo mật và sở hữu trí tuệ: Nếu công việc liên quan đến thông tin nhạy cảm hoặc sở hữu trí tuệ, hợp đồng cần xác định rõ điều khoản về bảo mật và quyền sở hữu trí tuệ.
- Điều khoản về chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng cần mô tả rõ điều kiện và quy trình chấm dứt hợp đồng, cũng như các hậu quả khi hợp đồng bị chấm dứt.
- Luật pháp áp dụng: Hợp đồng cần xác định luật pháp áp dụng và cách giải quyết tranh chấp nếu có.
Những lưu ý trên giúp đảm bảo rằng hợp đồng giao khoán công việc được lập ra một cách minh bạch và công bằng, giúp cả hai bên đều hiểu rõ và tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng.
7. Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng giao khoán
– Hợp đồng giao khoán có thời hạn bao lâu?
Không có quy định về thời gian tối đa của hợp đồng giao khoán. Thời hạn của hợp đồng này là thời hạn được thỏa thuận giữa các bên ký kết hợp đồng.
Thời hạn hợp đồng giao kháon có thể được xác định theo từng dự án hoặc công việc cụ thể, thường là trong khoảng vài tháng đến một năm.
– Hợp đồng giao khoán có phải xuất hóa đơn? Hợp đồng giao khoán có phải đóng thuế TNCN?
Hợp đồng giao khoán là một loại hợp đồng việc làm ngắn hạn giữa bên giao khoán và bên nhận khoán. Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh (nộp thuế theo phương pháp khoán) ký hợp đồng giao khoán, thì cá nhân kinh doanh nhận thu nhập phải xuất hóa đơn tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ như sau:
Phân phối, cung cấp hàng hóa: Tỷ lệ thuế GTGT là 1 %; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.
Vì vậy, nếu cá nhân kinh doanh ký hợp đồng giao khoán thì phải xuất hóa đơn và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
– Hợp đồng giao khoán có phải đóng bảo hiểm không?
Hợp đồng giao khoán là một loại hợp đồng dịch vụ, không phải hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, nếu người lao động muốn tham gia bảo hiểm xã hội, họ có thể tham gia theo dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện
8. Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng giao khoán
Hợp đồng lao động và hợp đồng giao khoán là hai loại hợp đồng khác nhau.
Hợp đồng lao động là một loại hợp đồng lao động chính thức, trong đó người lao động được sử dụng để thực hiện công việc cho người sử dụng lao động, và được trả lương theo thỏa thuận giữa hai bên. Trong khi đó, hợp đồng giao khoán là một loại hợp đồng dịch vụ, trong đó người nhận khoán việc được thuê để thực hiện một công việc cụ thể và được trả tiền theo thỏa thuận giữa hai bên.
Các điểm khác biệt chính giữa hai loại hợp đồng này là:
- Hợp đồng lao động là một loại hợp đồng lao động chính thức, trong khi hợp đồng giao khoán là một loại hợp đồng dịch vụ.
- Người lao động trong hợp đồng lao động được sử dụng để thực hiện công việc cho người sử dụng lao động, trong khi người nhận khoán việc trong hợp đồng giao khoán được thuê để thực hiện một công việc cụ thể.
- Người lao động trong hợp đồng lao động được trả lương theo thỏa thuận giữa hai bên, trong khi người nhận khoán việc trong hợp đồng giao khoán được trả tiền theo thỏa thuận giữa hai bên.
- Người lao động trong hợp đồng lao động được bảo vệ bởi các quy định của pháp luật lao động, trong khi người nhận khoán việc trong hợp đồng giao khoán không được bảo vệ bởi các quy định này
Trên đây là những thông tin cần biết về hợp đồng giao khoán, mẫu hợp đồng giao khoán.
Xem thêm:
Luật Việc làm số: 38/2013/QH13