Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng dành cho nhân viên mới vào nghề

So với các lĩnh vực kinh doanh khác, công việc kế toán nhà hàng yêu cầu nhân viên cần phải có tỉ mỉ và cẩn thận hơn. ACC TRAINING xin chia sẻ một số kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng để các bạn mới đảm nhận vị trí công việc này có thể tham khảo thêm.

Để làm tốt công việc kế toán nhà hàng, các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

– Cần phải xác định được nhà hàng cung cấp những món ăn, dịch vụ gì để xây dựng định mức nguyên vật liệu và xác định giá thành của từng món ăn, dịch vụ. Với những nhà hàng phục vụ nhiều món thì công việc định mức nguyên vật liệu sẽ khá “vất vả”, vì thế rất cần đến sự tỉ mỉ, cẩn thận của nhân viên kế toán.

– Bạn cần phải hiểu rõ quy trình hạch toán; các lập các bảng kê chi tiết; lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ; biết cách cân đối chi phí phù hợp để hoàn thành báo cáo tài chính cuối năm…

– Các khoản chi phí gas, điện, nước nên được phân bổ chung.

– Nên xây dựng bảng lương nhân viên theo ca để dễ quản lý hơn.

Một trong những công việc hàng ngày của nhân viên kế toán nhà hàng là xử lý hóa đơn, chứng từ xuất/nhập hàng từ các bộ phận kho, mua hàng. Tùy thuộc vào hóa đơn đầu vào – chứng từ nhập hay hóa đơn đầu ra – chứng từ xuất mà nhân viên kế toán phải xử lý khác nhau.

► Đối với hóa đơn đầu vào

Nhân viên kế toán cần phân biệt và phân loại rõ nội dung của từng loại hóa đơn khác nhau để thực hiện việc xử lý, hạch toán cho đúng đối tượng:

– Với hóa đơn nguyên vật liệu của nhà hàng: rau củ, thịt, cá, trứng, gia vị…. hạch toán nợ TK 152, nợ TK 1331 – có TK 111, 112, 331.

– Với hóa đơn là các loại công cụ dụng cụ: tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện… hạch toán nợ TK 142 (nếu việc phân bổ công cụ dụng cụ nhỏ hơn 12 tháng), nợ TK 242 (lớn hơn 12 tháng), nợ TK 1331 – có TK 111, 112, 331. Sau đó mỗi tháng thực hiện việc phân bổ dần chi phí công cụ dụng cụ của bộ phận bếp vào chi phí món ăn dưới dạng nguyên vật liệu trực tiếp.

– Với hóa đơn là tài sản cố định có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên, hạch toán nợ TK 211, nợ TK 1332 – có TK 331. Sau đó hàng tháng thực hiện việc trích khấu hao chi phí tài sản cố định vào phần chi phí.

– Với hóa đơn chi phí gas, nhân viên kế toán nên tính vào chi phí chế biến món ăn, hạch toán nợ TK 154, nợ TK 6277, nợ TK 133 – có TK 111, 112, 331.

– Với loại hóa đơn mua hàng tại siêu thị, nhân viên nên căn cứ vào bảng kê chi tiết để hạch toán hóa đơn đầu vào theo từng loại cho chính xác.

► Đối với hoá đơn đầu ra

Cũng như hóa đơn đầu vào, nhân viên kế toán cũng cần căn cứ vào nội dung của từng loại hóa đơn đầu ra để hạch toán phù hợp với doanh thu:

– Hóa đơn xuất kho nguyên vật liệu: hạch toán nợ TK 154, nợ TK 621 – có TK 152.

– Hóa đơn chi trả lương nhân viên: hạch toán nợ TK 154, nợ TK 622 – có TK 134.

– Hóa đơn chi phí phân bổ công cụ dụng cụ: hạch toán nợ TK 154, nợ TK 6273 – có TK 142, 242.

– Hóa đơn chi phí khấu hao tài sản cố định: hạch toán nợ TK 154, nợ TK 6274 – có TK 214.

– Hóa đơn nhập kho thành phẩm (món ăn): hạch toán nợ TK 155 – có TK 154.

– Hóa đơn xuất kho thành phẩm:

  • Giá vốn: nợ TK 155 – có TK 154

  • Doanh thu: nợ TK 111, 131 – có TK 5112, có TK 3331

Bên cạnh đó, với nội dung hóa đơn đầu ra của nhà hàng là: chi phí tiếp khách, thức ăn, thức uống… Với những nội dung chung chung như vậy, nhân viên kế toán cần phải tính toán sao cho giá thành của tất cả các món ăn, thức uống bằng 90% doanh thu của hóa đơn đó.

Trên đây, ACC TRAINING – DỊCH VỤ KẾ TOÁN NHÀ HÀNG đã chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng dành cho nhân viên mới vào nghề. Nếu bạn có những vấn đề khúc mắc, khó khăn trong quá trình kiểm soát nội bộ nhà hàng thì ACC TRAINING –  DỊCH VỤ KẾ TOÁN NỘI BỘ NHÀ HÀNG luôn sẵn sàng giúp bạn !

ACC TRAINING chúc quý doanh nghiệp thành công!