Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Cách Tính Chi Phí Sản Xuất
1. Chi Phí Sản Xuất Là Gì?
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí lao động vật chất, lao động sống và các chi phí khác mà doanh nghiệp cần bỏ ra để tạo ra lợi nhuận như mong đợi trong một khoảng thời gian nhất định.
Các công ty sử dụng công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm phải trả tiền thưởng, tiền lương, các khoản trích từ bảo hiểm y tế, an sinh xã hội và phí công đoàn, cùng những khoản khác.
2. Đặc Điểm Của Chi Phí Sản Xuất
– Chi phí sản xuất có thể bao gồm lao động, nguyên liệu thô hay tiêu hao.
– Mức chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Việc xác định chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được chính xác giá thành cuối cùng của sản phẩm.
– Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận cần tối ưu hóa chi phí.
3. Ý Nghĩa, Vai Trò Của Của Phân Tích Chi Phí Sản Xuất
Đối với doanh nghiệp: Phân tích chi phí sản xuất giúp người quản lý nhìn nhận đúng thực trạng sản xuất, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Đối với nhà nước: Theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường, các cơ quan kinh tế nhà nước có thể nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan về sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, từ đó hoạch định chính sách và thúc đẩy con đường phát triển kinh tế đúng đắn.
4. Chi Phí Sản Xuất Bao Gồm Những Gì?
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí để sản xuất ra một sản phẩm, thường bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khác như nhân công, nguyên vật liệu, dịch vụ bên ngoài, công cụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định,…
Cách phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất được phân loại theo các cách sau:
– Giá trị của từng loại chi phí
– Mục đích sử dụng và hiệu quả của chi phí
– Ảnh hưởng tới năng suất công việc, sản phẩm hoàn thành
– Ảnh hưởng tới quy trình sản xuất, chế tạo
– Xác định các hoạt động có chi phí và phân chia hiệu quả
5. Cách Tính Chi Phí Sản Xuất
Để tính chi phí sản xuất, các doanh nghiệp thường sử dụng công thức dưới đây:
Chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung phát sinh từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình sản xuất
6. Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động liên quan đến số lượng thành phẩm, công việc và dịch vụ đã cung cấp.
Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất đều phản ánh chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, nếu chi phí sản xuất liên quan đến chu kỳ vận hành hoặc có thời hạn, thì giá thành sản phẩm phản ánh một hạn chế đối với kết quả cuối cùng. Vì vậy, chi phí sản xuất có quan hệ mật thiết với giá thành sản phẩm, phản ánh hai mặt của quá trình sản xuất.
Nói cách khác, chi phí sản xuất là cơ sở để tạo ra giá thành sản phẩm, và giá thành sản phẩm là thước đo chính xác để đánh giá chi phí sản xuất cần bỏ ra để có một sản phẩm hoàn hảo. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện dưới công thức:
Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
7. Các Biện Pháp Giảm Chi Phí Sản Xuất
Đầu tư công nghệ và máy móc hiện đại
Việc trang bị máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại sẽ đòi hỏi các công ty phải đầu tư ngay từ đầu. Chuyển đổi sang thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ quá trình sản xuất cũng có thể giúp tăng năng suất và giảm chi phí liên quan đến nhân công, nguyên vật liệu, v.v…
Tuyển chọn, đào tạo lao động có chuyên môn cao
Để giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Chú trọng đào tạo công nhân tay nghề cao nhằm tối ưu hóa năng suất, tăng hiệu quả công việc và mang lại giá trị kinh tế.
Cải tiến quy trình sản xuất
Cải tiến quy trình sản xuất theo hướng loại bỏ các thao tác thừa, các công đoạn, quy trình không cần thiết, tiêu tốn nhân lực và nguyên vật liệu để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tối thiểu chi phí đầu vào
Doanh nghiệp cần lựa chọn, xem xét nhà cung cấp nguyên liệu hợp lý, xác định chính xác nguyên liệu nào thực sự cần thiết, tránh lãng phí, mua số lượng lớn để có giá tốt hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Tối thiểu chi phí lưu kho
Doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho bằng cách giảm thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng, từ đó giảm chi phí tồn kho (tăng tốc độ quay vòng hàng tồn kho – vốn lưu động).
Tối thiểu chi phí quản lý
Thiết kế cấu trúc quản lý tinh gọn để giúp giảm chi phí lao động và tiết kiệm thời gian cũng là một cách để các công ty giảm áp lực chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất
là một trong những yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp.
Việc xác định chi phí đầu vào sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được mức lợi nhuận của sản phẩm, từ đó là nền tảng cho các kế hoạch tối ưu hóa lợi nhuận qua việc giảm chi phí sản xuất để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Người đi học có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 29 về Tinh giản biên chế