Kinh nghiệm kế toán
Kinh nghiệm kế toán

Các Loại Thuế Hộ Kinh Doanh Phải Nộp

1. Hộ kinh doanh cần phải nộp những loại thuế gì?

Theo luật định, hộ kinh doanh cá thể cần nộp 3 loại thuế chính, gồm có:

– Thuế môn bài
– Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Ngoài ra, các hộ kinh doanh còn phải nộp một số loại thuế khác như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,… nếu mặt hàng kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế này.

2. Thuế môn bài là gì? Cách tính thuế môn bài

Thuế môn bài (lệ phí môn bài) được hiểu là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh và các doanh nghiệp. Hằng năm, hộ kinh doanh đều phải nộp thuế môn bài cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Thuế môn bài được hiểu như một loại lệ phí để được tiếp tục hoạt động sản xuất và kinh doanh. Có một số trường hợp, hộ kinh doanh sẽ được miễn đóng thuế môn bài.

Bậc thuế (lệ phí) môn bài dành cho hộ kinh doanh theo luật định sẽ cụ thể như sau:

Trường hợp

Lệ phí môn bài cả năm

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

1000000 đồng/năm

Doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm

500000 đồng/năm

Doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm

300000 đồng/năm

Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống

Các cá nhân hoặc hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định;

Hộ kinh doanh sản xuất muối, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá

Miễn lệ phí môn bài

Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/2/2020

Miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên

Ví dụ 1: Hộ kinh doanh anh L thành lập tháng 3/2022 (sau ngày 25/02/2020) thì theo luật định sẽ được miễn lệ phí môn bài năm 2022.

Ví dụ 2: Cũng ví dụ trên, qua năm 2023 thì nếu doanh thu của hộ kinh doanh anh L là 200 triệu đồng thì mức thuế môn bài anh L phải nộp là 300.000 đồng/ 1 năm.

3. Thuế Giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế GTGT?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được hiểu là loại thuế gián thu và được tính dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Thuế GTGT là một loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước, đóng góp lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

#Đối tượng nào phải chịu thuế GTGT

– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và hoạt động theo Luật pháp Việt Nam

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác.

– Các cá nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động kinh doanh ở Việt Namm nhưng không thành lập pháp nhân; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia đầu tư kinh doanh ở Việt nam theo Luật đầu tư Việt Nam quy định.

– Các cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

#Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)

– Tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ

– Tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp tính trực tiếp

#Công thức tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT = số thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào phải nộp được khấu trừ

Trong đó:

– Thuế GTGT đầu ra là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT

– Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT = giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra X thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

– Nếu chứng từ ghi giá thanh toán là đã tính thuế GTGT thì bạn phải tách thuế GTGT ra

Giá chưa thuế GTGT = Giá bán đã có thuế/(1+thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%))

– Số thuế GTGT = giá thanh toán – giá chưa thuế

4. Thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (hay Personal income tax) được hiểu là khoản tiền trích từ một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng cho những cá nhân có mức thu nhập theo luật định, do đó khoản thu này sẽ công bằng đối với mọi đối tượng trong xã hội, góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Có hai đối tượng chịu thuế TNCN đó là: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có mức thu nhập chịu thuế. Cụ thể là:

– Với cá nhân cư trú: thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả TNCN)

– Với cá nhân không cư trú: thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi nhận và trả TNCN)

#Công thức tính thuế TNCN cho cá nhân cư trú

Các khoản chịu thuế thu nhập cá nhân

Công thứ tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = (Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất

Thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng từ chuyển nhượng vốn

 

– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 20%

– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần

x Thuế suất 0,1%

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

+ Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,…

+ Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.

Thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Thuế thu nhập cá nhân từ nhượng quyền thương mại

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế, quà tặng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

 #Công thức tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú

Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:

– Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

– Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

truong-hop-ca-nhan-nguoi-nuoc-ngoai-khong-hien-dien-tai-viet-nam

 #Thuế suất thuế TNCN

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60 triệu đồng

Đến 5 triệu đồng

5

2

Trên 60 đến 120 triệu đồng

Trên 5 đến 10 triệu đồng

10

3

Trên 120 đến 216 triệu đồng

Trên 10 đến 18 triệu đồng

15

4

Trên 216 đến 384 triệu đồng

Trên 18 đến 32 triệu đồng

20

5

Trên 384 đến 624 triệu đồng

Trên 32 đến 52 triệu đồng

25

6

Trên 624 đến 960 triệu đồng

Trên 52 đến 80 triệu đồng

30

7

Trên 960  triệu đồng

Trên 80 triệu đồng

35

#Cách tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần được cụ thể hóa qua biểu thuế rút gọn

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

Dạy học Thuế Online

 5. Có mấy phương pháp tính thuế hộ kinh doanh cá thể 2023?

Hiện nay, có 5 phương pháp tính thuế hộ kinh doanh cá thể, gồm có:

– Phương pháp kê khai

– Phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh

– Phương pháp khoán

– Phương pháp tính thuế với trường hợp cá nhân, tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay

– Phương pháp tính thuế cho một số trường hợp đặc biệt.

xem thêm:

Luật Việc làm số: 38/2013/QH13

Loại Hình Doanh Nghiệp Là Gì? Các Loại Hình Doanh Nghiệp Ở Việt Nam

Cách viết hóa đơn điện tử hàng khuyến mãi, hàng mẫu, quảng cáo