18 Mã hàng bị tăng thuế xuất khẩu lên 30% kể từ 01/7/2024?
18 Mã hàng bị tăng thuế xuất khẩu lên 30% kể từ 01/7/2024? Đối tượng chịu thuế xuất khẩu là ai? Người nộp thuế xuất khẩu được quy định như thế nào?
18 Mã hàng bị tăng thuế xuất khẩu lên 30% kể từ 01/7/2024?
Mới đây, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn 3259/TCHQ-TXNK năm 2024 áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng Chương 25.
Theo thông báo của Tổng cục Hải quan, có 18 mã hàng thuộc Chương 25 của Biểu thuế xuất khẩu sẽ tăng thuế suất thuế xuất khẩu từ 25% lên 30% kể từ ngày 01/7/2024 theo quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP.
Dưới đây là 18 mã hàng bị tăng thuế xuất khẩu lên 30% kể từ 01/7/2024, bao gồm:
[1] Mã 2515.11.00 (Đá hoa (marble) và đá travertine loại thô hoặc đã đẽo thô)
[2] Mã 2515.12.10.90 (Đá hoa (marble) và đá travertine dạng khối, loại khác)
[3] Mã 2515.12.20 (Đá hoa (marble) và đá travertine dạng tấm)
[4] Mã 2515.20.00.90 (Đá vôi loại khác)
[5] Mã 2516.11.00 (Đá granit thô hoặc đã đẽo thô)
[6] Mã 2516.12.20 (Đá granit dạng tấm)
[7] Mã 2516.20.10 (Đá cát kết thô hoặc đã đẽo thô)
[8] Mã 2516.20.20 (Đá cát kết mới chỉ cắt, bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)
[9] Mã 2516.90.00 (Đá khác để làm tượng đài hoặc làm đá xây dựng)
[10] Mã 2517.10.00.10 (Đá cuội, sỏi loại có kích cỡ đến 400 mm)
[11] Mã 2517.10.00.90 (Đá cuội, sỏi loại khác)
[12] Mã 2517.20.00 (Đá dăm từ xỉ, từ xỉ luyện kim hoặc từ phế thải công nghiệp tương tự, có hoặc không kết hợp với các vật liệu của phân nhóm 2517.10)
[13] Mã 2517.30.00 (Đá dăm trộn nhựa đường)
[14] Mã 2517.41.00.30 (Đá ở dạng viên, mảnh và bột, làm từ đá hoa (marble) loại có kích cỡ đến 400 mm)
[15] Mã 2517.41.00.90 (Đá ở dạng viên, mảnh và bột, làm từ đá hoa (marble) loại khác)
[16] Mã 2517.49.00.30 (Đá loại khác có kích cỡ đến 400 mm)
[17] Mã 2517.49.00.90 (Đá loại khác)
[18] Mã 2521.00.00 (Chất gây chảy gốc đá vôi; đá vôi và đá có chứa canxi khác, dùng để sản xuất vôi hoặc xi măng)
Lưu ý: Tổng cục Hải quan đã cập nhật mức thuế suất thuế xuất khẩu 30% của các mã hàng nêu trên vào Hệ thống VNACCS/VCIS.
18 mã hàng bị tăng thuế xuất khẩu lên 30% kể từ 01/7/2024?18 Mã hàng bị tăng thuế xuất khẩu lên 30% kể từ 01/7/2024?
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu là hàng hóa nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế cụ thể như sau:
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, đối tượng chịu thuế xuất khẩu bao gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
– Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài;
+ Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan;
+ Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Người nộp thuế xuất khẩu được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về người nộp thuế xuất khẩu, cụ thể:
[1] Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
[2] Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
[3] Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
[4] Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
– Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
– Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
– Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
– Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
– Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
[5] Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
[6] Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
[7] Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
Review tất tần tật các vị trí và mức lương ngành Marketing