Toàn bộ quy trình đăng ký mã số mã vạch cho Doanh nghiệp
Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kế toán

Toàn bộ quy trình đăng ký mã số mã vạch cho Doanh nghiệp

Theo quy định thì mã số mã vạch là 1 dãy những ký hiệu tổ hợp các khoảng vạch trắng và đen để diễn tả các mẫu tự, ký hiệu. Máy quét có thể đọc được khi kiểm tra những ký hiệu đó, mỗi tổ hợp mã vạch sẽ được sử dụng cho một dòng sản phẩm nhất định mà đơn vị, doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan chức năng, được phép sử dụng hợp pháp. 

Mã số mã vạch do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cấp giấy tờ đăng ký cho doanh nghiệp

Để đăng ký được cấp mã số mã vạch doanh nghiệp cần làm hồ sơ đăng ký mã số mã vạch theo quy định như sau. 

1. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch 

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm các chứng từ sau: 

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức đối với tổ chức.

+ 02 Bản đăng ký đã sử dụng mã số mã vạch

+ 02 bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu của bộ tài chính.  Khi điền vào bảng danh mục này doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ và chi tiết những hạng mục sản phẩm của doanh nghiệp, kèm theo mô tả về đăc điểm chi tiêt sản phẩm và quy cách đóng gói các chi tiêt cụ thể khác như: dung tích, trọng lượng, bao bì …

+ Bản chính giấy giới thiệu có chữ ký của chủ doanh nghiệp  đưa cho người đại diện đi nộp hồ sơ.

ma-so-vach

Đăng ký mã số thuế mã vạch cho sản phẩm của doanh nghiệp 

2. Thời gian thực hiện cấp mã số mã vạch đăng ký cho doanh nghiệp

Theo đúng quy định thì sau 02 ngày từ khi  doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch doanh nghiệp sẽ được cấp tài khoản trêm hệ thống của Tổng cục tiêu chuẩn chất lượng thực hiện từ khi kê khai sản phẩm.  Sau khi cấp được mã số mã vạch thì doanh nghiệp có thể in và sử dụng ngay cho doanh nghiệp của mình.

15 ngày từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch. 

3. Một số lưu ý khi lựa chọn loại mã doanh nghiệp phù hợp với kê khai danh mục sản phẩm.

Mã doanh nghiệp: là mã số Tổng cục TCĐLCL cấp cho doanh nghiệp để từ đó DN tự phân bổ cho các sản phẩm của mình

+ Loại mã DN 8 chữ số: khi đăng ký trên 1000 đến dưới 10.000 loại sản phẩm;

+ Loại mã 9 chữ số: khi đăng ký  trên 100 đến dưới 1000 loại sản phẩm;

+ Loại mã 10 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại sản phẩm;

Bảng kê danh mục sản phẩm: Liệt kê các sản phẩm hiện tại và sắp tới sẽ sản xuất. Cột Tên sản phẩm: ghi tên và nhãn hiệu sản phẩm. Cột mô tả sản phẩm: ghi đặc điểm của sản phẩm như mầu sắc, mùi vị, loai bao gói (túi nilông, chai nhựa, hộp sắt, hộp giấy), đo lường (trọng lượng, dung tích). Lưu ý: Mỗi loại sản phẩm có đặc điểm khác nhau như dung tích, quy cách đóng gói, trọng lượng hoặc chủng loại sản phẩm… khác nhau thì kê thành từng dòng riêng.

Những lưu ý sau khi đăng ký sử dụng mã số vạch:

– Khi đăng khí sử dụng số mã vạch doanh nghiệp phải đóng lệ phí và phí duy trì cho năm đầu tiên. Nếu doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30/6 thì mức phí duy trì chỉ phải nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch.

– Sau khi quá trìnhđăng ký mã số mã vạch thành công từ năm thứ 2 trở đi phí duy trì hàng năm doanh nghiệp phải nộp trước ngày 30/6 hàng năm.

– Khi công ty thay đổi tên công ty, địa chỉ hoặc thất lạc giấy chứng nhận mã số mã vạch đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi

– Khi doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dung mã số mã vạch nữa, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục ngừng sử dụng MSMV.

– Doanh nghiêp phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi về các mã sản phẩm trên trang quản lý của GS1 Việt Nam khi có sự thay đổi các sản phẩm kinh doanh.