Một số vấn đề về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái hàng nhập khẩu
Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kế toán

Một số vấn đề về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái hàng nhập khẩu

Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển từ đó người kế toán cần có những hiểu biết rõ ràng về các hoạt động mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái hàng nhập khẩu. Các bạn theo dõi chi tiết nhé!

Văn bản pháp luật:

  • Thông tư 26/2015/TT-BTC
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC
  • Thông tư 133/2016/TT-BTC

1. Quy trình mua hàng nhập khẩu

1.1 Quy trình mua hàng đường biển

Quy trình nhập khẩu bằng đường biển

Quy trình nhập khẩu bằng đường biển

1.2 Quy trình mua hàng đường hàng không

Quy trình nhập khẩu đường hàng không

Quy trình nhập khẩu đường hàng không

2. Chứng từ mua hàng nhập khẩu

  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hóa đơn thương mại
  • Packing list
  • Vận đơn
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy nộp tiền vào ngân sách
  • Chứng từ thanh toán
  • Chứng từ của các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng (vận chuyển, bảo hiểm, lưu kho, container …)
  • Giấy tờ kiểm định …

3. Tính giá hàng nhập khẩu

Giá trị hàng nhập khẩu nhập kho = Tiền hàng trả cho người bán + chi phí mua hàng + Thuế không được hoàn lại (Nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường) – Các khoản giảm trừ hàng mua

4. Hạch toán mua hàng nhập khẩu

  • Hạch toán chi phí mua hàng (dịch vụ vận chuyển, chi phí lưu kho, bốc dỡ, bảo hiểm, làm tờ khai …)

Nợ TK 156

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK 111,112,331

  • Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 133

Có TK 33312

  • Hạch toán thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường (nếu có) hàng nhập khẩu

Nợ TK 156

Có TK 3333, 3332 …

  • Nộp thuế

Nợ TK 3331, 3333, 3332 …

Có TK 112

5. Lưu ý về hạch toán tỷ giá hối đoái

Trường hợp 1: Thanh toán trước toàn bộ tiền hàng cho nhà cung cấp

Khi trả tiền cho nhà cung cấp, hạch toán theo tỷ giá ngân hàng mua USD (tỷ giá bán):

      Nợ TK 331

        Có TK 112

Khi hàng về cảng:

      Nợ TK 156: hạch toán theo tỷ giá trả tiền nhà cung cấp

      Nợ TK 1331: hạch toán theo tờ khai HQ

         Có TK 331

Ví dụ:

Ngày 10/10/2020 thanh toán toàn bộ: 10.000 USD (tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó là 24.000).

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 331: 10.000 x 24.000

Có TK 112: 10.000 x 24.000

Ngày 21/10/2020 hàng về đến cảng Hải Phòng (tỷ giá trên tờ khai là 24.500)

=> Kế toán không được lấy tỷ giá này để hạch toán vào giá trị hàng hóa nhập kho, tỷ giá này dùng để tính các khoản thuế phải nộp của hàng nhập khẩu.

Kế toán hạch toán:

Giá trị hàng nhập kho:

Nợ TK 156: 10.000 x 24.000 (theo tỷ giá ngày ứng trước là 24.000)

Có TK 331: 10.000 x 24.000

Căn cứ vào tờ khai hải quan, kế toán hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 1331

Có TK 33312

Tương tự với Thuế Nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Nợ TK 156

Có TK 3332, 3333

Trường hợp 2: Thanh toán nhiều lần cho nhà cung cấp

Khi trả tiền cho nhà cung cấp, hạch toán theo tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng mở tài khoản:

Ví dụ: Thanh toán trước cho người bán 4.000 USD, tỷ giá là 24.000

Nợ TK 331: 96.000

   Có TK 112: 96.000

Khi hàng về đến cảng, giá trị hàng thanh toán trước sẽ thanh toán theo tỷ giá ngày thanh toán trước, giá trị hàng chưa thanh toán sẽ tính theo tỷ giá của tờ khai hải quan.

Ví dụ: Ngày 11/10/2020 hàng về đến cảng Hải phỏng (tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịch hôm đó là 24.600)
Hạch toán:

Nợ TK 156: 4000×24.000+6000×24.600 = 243.600.000

    Có TK 331: 243.600.000

Khi thanh toán nốt giá trị tiền hàng cho người bán, tiến hành ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí hoạt động tài chính do chênh lệch tỷ giá giữa ngày thanh toán và ngày làm tờ khai hải quan.

Ví dụ: Ngày 15/10/2020, thực hiện thanh toán nốt giá trị tiền hàng, tỷ giá là 24.200
Hạch toán:

Nợ TK 331: 6000×24.600 = 147.600.000

Có  TK 112: 145.200.000

Có TK 515: 2.400.000

Trường hợp 3: Thanh toán sau toàn bộ giá trị tiền hàng cho nhà cung cấp
Khi hàng về tới cảng, căn cứ vào tỷ giá trên tờ khai hải quan để ghi nhận công nợ phải trả cho nhà cung cấp

Hạch toán:

Nợ TK 156

Có TK 331

Ví dụ: Ngày 12/10/2020, hàng về tới cảng, tỷ giá ngày hôm đó là 24.200. Kế toán hạch toán:

      Nợ TK 156: 242.000.000

            Có TK 331: 242.000.000

Khi thanh toán cho người bán, căn cứ chênh lệch tỷ giá của ngày thanh toán và ngày hàng về cảng để hạch toán doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính.

Hạch toán:

Nợ TK 331

Nợ TK 635 (nếu lỗ tỷ giá)

Có TK 112

Có TK 515 (nếu lãi tỷ giá)

Ví dụ:

Ngày 15/10/2020, thanh toán tiền cho người bán, tỷ giá 24.300, hạch toán:

Nợ TK 331: 242.000.000

Nợ TK 635: 1.000.000

Có TK 112: 243.000.000

KẾT LUẬN

Qua hướng dẫn và phân tích trên, kế toán chỉ đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái trong trường hợp chưa thanh toán tiền/hoặc 1 phần tiền cho người bán nước ngoài tại thời điểm làm tờ khai hải quan.

Xem thêm:

Quy định các mức xử phạt hành chính về hóa đơn GTGT

Cách hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Tài sản cố định thuê tài chính là gì?