Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kế toán

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 29 về Tinh giản biên chế

Căn cứ theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP, đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế được quy định như sau:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định. Các đối tượng này nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhân sự theo quyết định của cấp trên hoặc dôi dư do đơn vị sắp xếp để thực hiện cơ chế tự chủ;

– Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí làm việc nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác. Hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cấp quản lý trực tiếp đồng ý;

– Người làm việc chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí. Và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được bố trí việc làm khác nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cấp quản lý trực tiếp đồng ý;

– Người làm việc có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế: có 02 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp. Người làm việc trong năm trước liền kề, năm đang xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cấp quản lý đồng ý;

– Người làm việc có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế trong năm  mà trong từng năm có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Luật BHXH. Người làm việc trong năm trước liền kề hay trong năm xét tinh giản có tổng ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cấp quản lý đồng ý;

– Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cấp trên, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cấp trên quản lý đồng ý;

– Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định tại thời điểm xét tinh giản biên chế, tự nguyện thực tinh giản và được cấp quản lý đồng ý;

(2) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị công lập dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

(3) Người lao động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố, thôn xóm dôi dư khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng, kể từ khi có quyết định sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền.

2. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Khoa học chứng minh: Ông bà thọ hơn, cháu khỏe mạnh và hạnh ...

 

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi với các đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

(1) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP về tuổi nghỉ hưu) và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên. Trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoắc đặc biệt nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021. Ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định còn được hưởng các chế độ sau đây:

– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu;

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu;

– Nhận trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được nhận trợ cấp ½ tháng tiền lương;

(2) Các đối tượng có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP) và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên. Thì được hưởng lương hưu theo quy định và được hưởng các chế độ sau:

– Nhận trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;

– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu;

– Nhận trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được nhận trợ cấp ½ tháng tiền lương;

(3) Các đối tượng có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên. Trong đó, đủ 15 năm hành nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nguy hiểm, độc hại hoặc có đủ 15 năm làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021. Thì được hưởng chế độ hưu trí theo Luật BHXH 2014 và không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
(4) Các đối tượng có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên (đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã thì có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên) thì được hưởng chế độ hưu trí và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.
(5) Các đối tượng là nữ cán bộ, công chức xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu mà có đủ 15 đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc. Thì ngoài hưởng chế độ hưu trí còn được hưởng các chế độ:

– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu;

– Nhận trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân.

3. Số tuổi nghỉ hưu sớm theo quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Hạnh phúc tuổi xế chiều với tình yêu thương của con cháu

 

Số tuổi nghỉ hưu sớm năm 2023 theo quy định

Theo quy định tại Nghị định 135, từ 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường năm 2023 là:

– Đối với lao động nam: 60 tuổi 9 tháng.

– Đối với lao động nữ: 56 tuổi.

Ngoài ra, trường hợp người lao động được về hưu sớm tối đa 05, thì thời gian nghỉ hưu theo tháng, năm sinh 2023 theo quy định như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Thời điểm sinh

Tuổi nghỉ hưu

Thời điểm hưởng lương hưu

Thời điểm sinh

Tuổi nghỉ hưu

Thời điểm hưởng lương hưu

6

1967

55 tuổi 6 tháng

1

2023

4

1972

50 tuổi 8 tháng

1

2023

7

1967

55 tuổi 9 tháng

5

2023

5

1972

51 tuổi

6

2023

8

1967

6

2023

6

1972

7

2023

9

1967

7

2023

7

1972

8

2023

10

1967

8

2023

8

1972

9

2023

11

1967

9

2023

9

1972

10

2023

12

1967

10

2023

10

1972

11

2023

1

1968

11

2023

11

1972

12

2023

2

1968

12

2023

12

1972

1

2024

 

Trên đây là toàn bộ nội dung về chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với các đối tượng thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP. Với mọi thắc mắc về nghị định mới, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm: