Tài liệu kế toán cho sinh viên
Tài liệu kế toán cho sinh viên

Mẫu tính lương theo KPI cho doanh nghiệp mới nhất 2025

Mẫu tính lương theo KPI là công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách chính xác và minh bạch. Thông qua các chỉ số cụ thể được đo lường, phương pháp này không chỉ tạo sự công bằng trong quá trình chi trả lương mà còn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Trong bài viết này cung cấp mẫu tính lương theo KPI phù hợp cho mọi doanh nghiệp hiện nay, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

mau-tinh-luong-theo-kpi-cho-doanh-nghiep-moi-nhat-2025

1. Định nghĩa KPI và cách tính lương theo KPI

Key Performance Indicator (KPI) hay chỉ số hiệu suất chủ chốt là các chỉ số được sử dụng để đánh giá thực hiện công việc. Thông thường, mỗi vị trí công việc đều có mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Quản lý sử dụng các chỉ số này để đánh giá hiệu quả của từng vị trí công việc. Dựa trên việc hoàn thành các KPI, các công ty thiết lập các hệ thống phần thưởng và phạt cho từng cá nhân.

Tính lương theo KPI là phương pháp tính lương dựa trên kết quả đánh giá hoàn thành các mục tiêu công việc đã được đề ra. Theo phương pháp này, mức lương của nhân viên sẽ được xác định dựa trên mức độ đạt được các chỉ số KPI của họ. KPI có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, sản xuất, giáo dục, y tế,… nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các bộ phận hoặc tổ chức.

dinh-nghia-kpi-va-cach-tinh-luong-theo-kpi

2. Cách tính lương theo KPI

Cách tính lương theo KPI bao gồm ba yếu tố chính sau đây:

P1 (Position): Vị trí công việc.

P2 (Person): Năng lực cá nhân.

P3 (Performance): Kết quả công việc.

Có hai phương pháp chính để tính lương theo KPI là:

Phương pháp 2P: P1 + P3
Tính lương dựa trên vị trí công việc và kết quả thực hiện công việc.
Lương cứng chiếm phần lớn trong tổng mức lương, lương mềm chiếm phần nhỏ
Phương pháp 3P: P1 + P2 + P3
Tính lương dựa trên vị trí công việc, năng lực cá nhân và kết quả thực hiện công việc.
Lương cứng và lương mềm được cân bằng.
Ví dụ:

Kết quả đánh giá KPI (1) Lương cố định(2) (đồng) Lương biến đổi

 

(3) = (1)*(2) (đồng)

Tổng tiền lương(4) = (2) + (3) (đồng)
50% 5.000.000 2.500.000 7.500.000
100% 5.000.000 5.000.000 10.000.000

3. Mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất cho mọi doanh nghiệp 2024

Dưới đây là một mẫu tính lương theo KPI mà bạn nên biết đến khi nghiên cứu về vấn đề này, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả trong đánh giá và thưởng lương dựa trên hiệu suất công việc:

Kết quả

 

đánh giá KPI (1)

Lương cố định (2) (đồng) Lương biến đổi

 

(3) = (1)*(2) (đồng)

Tổng tiền lương

 

(4) = (2) + (3) (đồng)

50% 5.000.000 2.500.000 7.500.000
60% 5.000.000 3.000.000 8.000.000
70% 5.000.000 3.500.000 8.500.000
80% 5.000.000 4.000.000 9.000.000
90% 5.000.000 4.500.000 9.500.000
100% 5.000.000 5.000.000 10.000.000
110% 5.000.000 5.500.000 10.5000.000
120% 5.000.000 6.000.000 11.000.000

Trong đó:

  • Lương cố định là mức tiền được trả cho mỗi nhân viên dựa trên vị trí chức danh và năng lực làm việc của họ. Mức lương cố định này khác nhau cho từng cá nhân tuỳ thuộc vào vị trí và khả năng làm việc của họ.
  • Lương biến đổi là số tiền được trả cho nhân viên dựa trên các KPI đánh giá của họ. Mức lương biến đổi tăng lên khi nhân viên đạt được các KPI cao hơn.
  • Tổng tiền lương nhận được bao gồm cả lương cố định và lương biến đổi.

4. Tại sao nên áp dụng tính lương theo KPI cho nhân viên?

Theo phương pháp tính lương theo KPI, có nhiều lợi ích đối với cả doanh nghiệp và nhân viên, bao gồm:

  • Tạo động lực cho nhân viên: Lương thưởng của nhân viên phụ thuộc vào việc họ đạt được các KPI, giúp kích thích nỗ lực làm việc và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
  • Đồng bộ hóa mục tiêu: Nhân viên và doanh nghiệp hướng tới cùng một mục tiêu là hoàn thành các KPI, từ đó thúc đẩy hiệu quả làm việc.
  • Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Sự cạnh tranh giành các KPI giữa nhân viên thúc đẩy môi trường làm việc năng động và hiệu quả.
  • Xác định nhân viên hiệu suất cao: Phương pháp này giúp doanh nghiệp nhận diện và khen thưởng những nhân viên có hiệu suất làm việc cao, đồng thời có thể thăng chức hoặc đào tạo để phát triển họ.
  • Tăng trưởng và phát triển: Nhân viên nỗ lực để đạt KPI sẽ cải thiện năng lực và góp phần vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
  • Trả lương công bằng: Lương thưởng dựa trên kết quả thực tế giúp đảm bảo sự công bằng trong việc trả lương giữa các nhân viên trong công ty.
    Tính lương theo KPI là cách để khuyến khích hiệu suất làm việc và tập trung vào kết quả đạt được. Nó tạo động lực cho nhân viên cải thiện công việc và đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá rõ ràng hiệu quả lao động để phát triển bền vững.

5. Một số lưu ý khi tính lương theo KPI

mot-so-luu-y-khi-tinh-luong-theo-kpi

Để đảm bảo tính chính xác và công bằng trong quá trình tính lương theo KPI, cần lưu ý các điều sau:

  • Chính sách trả lương phải đảm bảo công bằng, minh bạch và phù hợp với năng lực và đóng góp của từng nhân viên.
  • Mức độ hoàn thành các chỉ số KPI cần phải khả thi với khả năng của từng nhân viên. Đặt mục tiêu quá cao có thể gây áp lực không cần thiết.
  • Mục tiêu và các chỉ số KPI cần phải phù hợp với tính chất công việc và thực tế hoạt động của tổ chức.
  • Thường xuyên theo dõi và đánh giá mức độ hoàn thành KPI để có thể điều chỉnh và cải tiến kịp thời.
    Việc tính lương theo KPI mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đòi hỏi sự cẩn trọng và công bằng. Chỉ khi thực hiện đúng các nguyên tắc này, KPI mới thật sự có giá trị trong việc nâng cao hiệu suất làm việc và khuyến khích sự phát triển cá nhân trong tổ chức.

Xem thêm:

Tiền công là gì? Tiền công và tiền lương khác nhau như thế nào?

Tiền hoa hồng là gì? Cách tính phần trăm tiền hoa hồng