Tài liệu kế toán cho sinh viên
Tài liệu kế toán cho sinh viên

Lương KPI là gì? Một số lưu ý về lương KPI trong doanh nghiệp

Lương KPI là câu hỏi được nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp quan tâm. Lương KPI được đánh giá thông qua chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Đây là phương pháp trả lương phổ biến dễ thấy ở nhiều doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu lương KPI là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!

luong-kpi-la-gi

1. Lương KPI là gì?

Lương KPI là khoản lương trả cho người lao động dựa vào chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. KPI được xem là công cụ để doanh nghiệp đo lường và đánh giá tính hiệu quả của công việc của nhân viên. Lương KPI là một hình thức của lương dựa trên việc đạt được các KPI được đặt ra, tức là mức lương của một người được xác định dựa trên mức độ hoàn thành của các chỉ số hiệu suất cụ thể. Điều này thúc đẩy nhân viên cố gắng đạt được các mục tiêu kinh doanh và đóng góp tích cực vào sự phát triển của tổ chức.

Lương KPI là khoản lương trả cho người lao động dựa vào chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. KPI được xem là công cụ để doanh nghiệp đo lường và đánh giá tính hiệu quả của công việc của nhân viên.
Thông thường, lương KPI được thể hiện qua nhiều số liệu, nhiều chỉ tiêu nhằm định lượng và phản ánh hiệu quả theo từng công việc. Tùy theo tính chất công việc, cấp bậc khác nhau mà KPI đánh giá cũng phản ánh hiệu quả hoạt động khác nhau trong từng bộ phận.
Nói cách khác, lương KPI được dựa trên mức độ hoàn thành KPI. Doanh nghiệp sẽ có những chính sách khác nhau để có chế độ thưởng khác nhau cho từng cá nhân.

2. Phân loại lương theo KPI

Phân loại lương theo KPI mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả nhân viên và tổ chức. Hệ thống này tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự cố gắng và đóng góp tích cực từ phía nhân viên. Bằng việc liên kết mức lương trực tiếp với hiệu suất làm việc thông qua các chỉ số KPI, nhân viên được kích thích để làm việc hiệu quả hơn, tập trung vào việc đạt được các mục tiêu kinh doanh và cá nhân. Để phân loại lương theo KPI một cách rõ ràng nhất thì thường được chia theo những nội dung như sao:

  • Lương KPI kinh doanh
  • Lương KPI tài chính
  • Lương KPI tiếp thị
  • Lương KPI bán hàng
  • Lương KPI quản lý dự án

Lương KPI tùy theo đặc tính công việc mà cách đặt mục tiêu dành cho từng bộ phận cũng sẽ khác nhau. Để đáp ứng những nhiệm vụ khác nhau đặc trưng, có thể thấy 5 hình thức trả lương theo KPI cho các hạng mục phổ biến sau:

2.1 Lương KPI kinh doanh

Kinh doanh là phòng ban được áp dụng lương KPI nhiều nhất trong các doanh nghiệp. Vì KPI kinh doanh có tác động trực tiếp đến việc hỗ trợ doanh nghiệp đo lường kết quả và cách tính lương thưởng theo doanh thu.

Lương KPI trong kinh doanh sẽ góp phần điều hướng quy trình kinh doanh. Doanh nghiệp dựa vào KPI để xác định những lĩnh vực kinh doanh chậm tăng trưởng. Việc đó, nhằm xem xét chú ý các hạng mục tăng trưởng hay trì trệ.

2.2 Lương KPI tài chính

Lương theo KPI tài chính được đặt ra nhằm đưa ra những KPI cụ thể cho tài chính. Những chỉ số này phản ánh phương diện tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thông thường KPI tài chính được giám sát trực tiếp từ ban lãnh đạo của doanh nghiệp và bộ phận tài chính. Tiến độ KPI tài chính sẽ phản ánh tình hình hoạt động của công ty. Vì lợi nhuận sinh ra thể hiện công ty đang hoạt động thuận lợi hay khó khăn

2.3 Lương KPI tiếp thị

Lương theo KPI tiếp thị là khoản lương được sử dụng cho đội ngũ nhân viên tiếp thị. Đây là cách đánh giá lương phổ biến ở nhiều doanh nghiệp.

Lương theo KPI tiếp thị thường được đo lường thông qua chỉ số trên các kênh tiếp thị. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra cách nhìn tổng quan xem tình hình tiếp cận khách hàng thông qua hoạt động KPI của đội ngũ tiếp thị.

2.4 Lương KPI bán hàng

Lương theo KPI bán hàng là khoản lương được sử dụng cho đội ngũ nhân viên bán hàng của doanh nghiệp. Đây là chỉ số quan trọng, việc đánh giá KPI cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến KPI của toàn đội ngũ bán hàng. Thông thường lương theo KPI bán hàng được đánh giá thông qua kết quả, mức tăng trưởng doanh thu hàng tháng.

2.5 Lương KPI quản lý dự án

Lương theo KPI quản lý dự án được dùng để xác định tiến độ xem dự án đã đến bước nào? Nếu đã hoàn thành thì xác định dự án thành công hay không? Có đáp ứng được mục tiêu hay không?
Thông thường KPI quản lý dự án được các nhà quản lý sử dụng để theo dõi tỷ lệ phần trăm đạt được và tiến độ của các mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về dự án thông qua cách đánh giá này.

3. Quy chế trả lương theo kpi la gì?

Hệ thống lương KPI cũng khuyến khích sự phát triển và đổi mới trong công việc. Bằng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường hiệu suất dựa trên các chỉ số KPI, các thành viên dự án được khuyến khích để phát triển và cải thiện kỹ năng làm việc của mình. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự sáng tạo và cải tiến liên tục trong quá trình thực hiện dự án.

3.1 Tính lương theo hệ số KPI

Tính lương theo hệ số KPI thường được áp dụng theo công thức sau:

Hiệu suất KPI thành phần = (Kết quả thực tế đạt được/Mục tiêu) * Trọng số

Hiệu suất KPI tổng = Tổng các hiệu suất KPI thành phần
Thông thường, tính lương KPI có 02 phương pháp được các doanh nghiệp sử dụng:

Phương pháp 2P là lương KPI sẽ được tính dựa trên vị trí chức danh và hiệu quả công việc hoàn thành của người lao động. Như vậy, lương KPI sẽ được tính bằng tổng của P1 và P3.
Phương pháp 3P là lương KPI được đánh giá tăng thêm 01 yếu tố đánh giá. Bên cạnh dựa vào vị trí chức danh và hiệu quả công việc thì phương pháp này cũng dựa vào năng lực cá nhân của nhân viên. Nói cách khác, phương pháp này tính lương theo tổng lương cứng cố định là lương mềm theo hiệu suất lao động. Như vậy, lương KPI bằng tổng P1,P2 và P3.
Phương pháp 3P thường được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp 2P. Vì phương pháp này mang đến sự công bằng đối với công sức bỏ ra của người lao động. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp 3P phổ biến hơn nhằm giảm bớt hạn chế do thâm niên, chức vị ảnh hưởng nhiều như phương pháp 2P.

3.2 Tính thưởng theo KPI

Tính thưởng theo KPI thường được sử dụng khi doanh nghiệp không muốn thay đổi quá nhiều trong quy chế lương. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn muốn khích lệ người lao động có động lực phấn đấu.
Đối với trường hợp này, KPI sẽ là căn cứ để tính tiền thưởng. Phần tiền này có thể được trả theo tháng, theo quý, hoặc theo năm tùy theo doanh nghiệp.

4. Một số lưu ý về trả lương theo kpi la gì?

4.1 Lương KPI có đóng BHXH không?

Căn cứ tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương được pháp luật quy định đóng bảo hiểm xã hội gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Với các khoản tiền này được quy định là mức tiền cụ thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ lương.

Đối với tiền lương KPI là khoản tiền được trả khi người lao động làm việc đạt tiêu chí đề ra. Vì vậy khi hoàn thành chỉ tiêu, người lao động mới có tiền lương KPI. Như vậy, lương KPI sẽ không phải tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Vì đây không phải khoản tiền được trả thường xuyên trong mỗi kỳ lương.

4.2 Lương KPI có nộp thuế TNCN không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về các khoản trợ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể, các khoản đó là:
Phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân gồm:

  • Phụ cấp, trợ cấp cho người có công
  • Phụ cấp quốc phòng, an ninh
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực
    Trợ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân gồm:
  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
  • Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con theo luật BHXH
  • Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
  • Trợ cấp bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công
    Dựa theo quy định trên, lương KPI là khoản thu nhập có tính chất là tiền lương, tiền công. Đồng thời, lương KPI cũng không thuộc các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế. Như vậy, lương KPI vẫn sẽ được tính vào tổng thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập cá nhân.

4.3 Không đạt kpi bị trừ lương không?

Theo điểm a Điều 102 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 có quy định về việc khấu trừ lương của người lao động như sau:

Điều 102. Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

Như vậy, trong trường hợp người lao động không đạt KPI mà bị doanh nghiệp trừ lương cứng. Đó là hành động trái luật và tổ chức vi phạm sẽ bị phạt theo luật. Doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả đủ tiền lương của người lao động.

4.4. Quy chế tính lương theo KPI như thế nào?

Mặc dù tính chung của việc trả lương theo KPI được công nhận, nhưng thực tế ở mỗi doanh nghiệp lại có những đặc thù riêng phản ánh qua cơ chế quản lý và chính sách phát triển.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có hai quy chế chính về việc tính lương theo KPI:

  • Doanh nghiệp trực tiếp tính lương theo KPI, thường được áp dụng cho nhân sự cấp thấp, nhân viên part-time, hoặc cộng tác viên.
  • Doanh nghiệp xác định mức thưởng phạt dựa trên KPI: Sự tương quan giữa lương và công sức bỏ ra của nhân viên sẽ được xác định theo tỷ lệ.
    Việc trả lương theo KPI sẽ căn cứ vào ba yếu tố chính:
  • P1 (Lương theo Vị trí): Được trả dựa trên vị trí và chức danh công việc, có bảng lương tương ứng cho từng vị trí được quy định cụ thể.
  • P2 (Lương theo Năng lực Cá nhân): Phản ánh năng lực cá nhân, dựa trên hiệu suất và quá trình làm việc mà nhân viên đã đóng góp.
  • P3 (Lương theo Hiệu suất): Dựa trên kết quả và tiến độ công việc, lương sẽ được trả tương ứng với mức độ hoàn thành và hiệu suất làm việc.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách hạch toán chi phí bán hàng tài khoản 641 theo Thông tư 200

Cách hạch toán tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

Hạch toán tiền nộp phạt vi phạm hành chính