Thuế nhập khẩu ai chịu? Ai là người nộp thuế nhập khẩu?
Thuế nhập khẩu là một trong những sắc thuế quan trọng của mỗi quốc gia, là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, vì chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng về thuế xuất nhập khẩu nên nhiều người vẫn chưa nắm được bản chất của sắc thuế này. Thuế nhập khẩu ai chịu, ai là đối tượng nộp thuế và mức nộp là bao nhiêu?
1. Thuế nhập khẩu ai chịu?
Căn cứ theo Điều 2, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đối tượng chịu thuế như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu của Việt Nam.
- Hàng hóa được xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu tại chỗ và hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quyền phân phối.
Những đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, xuất khẩu gồm:
- Hàng hóa quá cảnh, trung chuyển, chuyển khẩu.
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Hàng hóa được xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan với mục đích chỉ sử dụng ở trong khu vực phi thuế quan. Hàng hóa lưu chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Phần dầu khí được sử dụng với mục đích trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
2. Đối tượng nộp thuế nhập khẩu
Đối tượng nộp thuế nhập khẩu theo Luật Thuế xuất nhập khẩu.
Căn cứ theo Điều 3, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, đối tượng nộp thuế nhập khẩu sẽ bao gồm:
– Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa.
– Người nhập cảnh, xuất cảnh có kèm theo hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng thông qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ: chuyển phát nhanh quốc tế, dịch vụ bưu chính trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế.
- Tổ chức tín dụng tổ chức khác trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế.
- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân, hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp.Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
– Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà bán lại ở thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định.
– Người có hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
3. Biểu thuế nhập khẩu 2024
Biểu thuế nhập khẩu năm 2024 được căn cứ theo Danh mục mặt hàng chịu thuế nhập khẩu theo Thông tư 31/2022/TT-BTC. Lưu ý: Biểu thuế nhập khẩu 2024 chỉ mang tính chất tham khảo.
3.1. Biểu thuế nhập khẩu 2024
Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024 được tổng hợp bao gồm:
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
- Biểu thuế nhập khẩu thông thường.
- 15 biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bao gồm: (ACFTA, AJCEP, ATIGA, VJEPA, AKFTA, AANZFTA, AIFTA, VCFTA, VKFTA, VN-EAEU, CPTPP, AHKFTA, VNCU, EVFTA, UKVFTA, RCEPT)
- Biểu thuế giá trị gia tăng.
- Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Biểu thuế bảo vệ môi trường.
- Biểu thuế nhập khẩu
- Biểu thuế nhập khẩu 2024 theo Thông tư 31/2022/TT-BTC.
Như vậy, biểu thuế nhập khẩu năm 2024 là bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế từ 25 biểu thuế. Trong đó, thuế suất sẽ được quy định trong biểu thuế dưới 02 hình thức là thuế suất tỷ lệ và thuế suất cố định.
3.2. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 2024
Ngày 24/1/2024, Chính Phủ ban hành Nghị định số 5/2024/NĐ-CP công bố Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bán Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2023 – 2024.
Nghị định kèm theo 3 phụ lục sau:
1. Phụ lục I – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023 – 2024.
2. Phụ lục II – Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023 – 2024.
3. Phụ lục III – Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan các mặt hàng hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023 – 2024.
3.3. Phân loại hàng hóa nhập khẩu theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4, Thông tư 14/2015/TT-BTC, việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện theo nguyên tắc sau:
“Nguyên tắc phân loại hàng hóa
1. Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Khi phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải tuân thủ:
a) Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
b) Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 15/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.”
>> Tham khảo: Biểu thuế xuất nhập khẩu EVFTA.
Trên đây là quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế nhập khẩu 2024. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh lĩnh vực xuất – nhập khẩu cần lưu ý để xác định các mặt hàng chịu thuế, đối tượng nộp thuế và mức thuế. Năm 2024, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được quy định tại Nghị định 5/2024/NĐ-CP nên doanh nghiệp cần lưu ý về điều kiện áp dụng.
Xem thêm:
Tổng hợp các mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn nhất 2024
Hướng dẫn đăng ký giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2024
Các lưu ý quan trọng khi làm hồ sơ & thủ tục khai thuế ban đầu