Công ước HS là gì? Những vấn đề liên quan công ước HS
HS Code không còn xa lạ gì đối với dân xuất nhập khẩu và Logistics, Chúng ta chỉ nghe đến mã HS nhưng chưa thực sự hiểu rõ HS là gì? Công ước HS là gì? HS có vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu? cũng như cách đọc và tra cứu mã HS, cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
>>>> Xem thêm: Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Quy Trình Tạm Nhập Tái Xuất
Xác định giá mua bán hàng hóa theo Incoterms
Thông Tư 24/2024/TT-BTC: Hướng Dẫn Chế Độ Kế Toán Hành Chính, Sự Nghiệp
1. Công ước HS là gì?
Công ước HS (Harmonized system) được gọi đầy đủ là “ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” được tổ chức hải quan thế giới thông qua tại Bỉ năm 1983 hiệu lực ngày 01/01/1988. Hiện nay có gần 180 tổ chức Hải quan trên Thế giới tham gia và sử dụng công ước HS.
Việt nam tham gia công ước HS ngày 01/07/1998 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2000. Công ước này được áp dụng với hơn 98% thương mại hàng hóa.
2. Vai trò của HS
HS có vai trò quan trọng trong việc:
– Thống nhất về cách phân loại hàng hóa theo danh mục chung
– Thống kê thương mại quốc tế :
+ Hệ thống hóa toàn bộ hàng hóa tham gia thương mại quốc tế;
+ Phân loại thống nhất QT toàn bộ hàng hóa trong danh mục của các quốc gia thành viên
+ Sử dụng danh mục này như một “ngôn ngữ Hải quan quốc tế” để thống nhất cách hiểu giữa các nhà xuất nhập khẩu, công ty giao nhận , các ngân hàng…
+ Đơn giản hóa và hiểu chính xác nhưng thuật ngữ trong các cuộc đàm phán thương mại, trong các hiệp định Hải quan
+ Thu thập , so sánh, kiểm tra số liệu thống kê thống nhất, tạo thuận lợi cho việc phân tích số liệu
– Xác định xuất xứ của hàng hóa
– Quản lý, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu:
+ Quản lý lưu thông hàng hóa
+ Cơ sở tính thuế miễn thuế cho hàng hóa
+ Cơ sở xây dựng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tại các nước
3. Cấu trúc công ước HS
Công ước HS gồm 2 phần: phần thân và phần phụ lục
3.1. Phần thân:
– Lời mở đầu
– Điều 1: Các định nghĩa
– Điều 2: Phụ lục
– Điều 3: Nghĩa vụ của các Bên Tham gia Công ước
– Điều 4 Áp dụng từng phần đối với các nước đang phát triển
– Điều 5: Trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển
– Điều 6: Uỷ ban Hệ thống Điều hoà
– Điều 7: Những chức năng của Uỷ ban
– Điều 8: Vai trò của Hội đồng
– Điều 9: Thuế suất Hải quan
– Điều 10: Giải quyết tranh chấp
– Điều 11: Tư cách để trở thành Bên Tham gia Công ước
– Điều 12: Thủ tục để trở thành Bên Tham gia Công ước
– Điều 13: Hiệu lực của Công ước
– Điều 14: Áp dụng Công ước tại các khu vực lãnh thổ phụ thuộc
– Điều 15: Rút khỏi Công ước
– Điều 16: Thủ tục về bổ sung sửa đổi
– Điều 17: Quyền hạn của các Bên Tham gia Công ước đối với Hệ thống Điều hoà
– Điều 18: Bảo lưu
– Điều 19: Các thông báo của Tổng Thư ký
– Điều 20: Đăng ký lưu chiểu tại Liên hợp quốc
3.2. Phần phụ lục công ước HS
– Quy tắc tổng quát giải thích Hệ thống hài hòa ( gồm 6 quy tắc)
– Chú giải Phần, Chương, Phân nhóm
– Mã số Nhóm, phân nhóm
cấu trúc công ước HS
4. Danh mục HS hàng hóa xuất nhập khẩu
Danh mục HS hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng để xây dựng biểu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu; thống kê nhà nước về hàng hóa xuất nhập khẩ
Cấu trúc Danh mục HS hàng hóa xuất nhập khẩu gồm
Các quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa
Các chú giải mang tính pháp lý của Phần, Chương và Phân nhóm
Danh mục chi tiết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (một mặt hàng gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, đơn vị tính)
Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm 21 phần, 97 chương, 1039 nhóm và 1859 phân nhóm
Link tải Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam: Danh mục hàng hóa XNK
5. Hướng dẫn cách đọc mô tả mã HS
Một loại hàng hóa sẽ có một mã HS Code riêng giống như chúng ta có một mã định danh riêng vậy. Mã HS bao gồm 6 đến 8 số
Ví dụ mã HS của con trâu giống: 0102.31.00; trâu dùng để thịt sẽ áp mã 0102.39.00
Cách mô tả mã HS:
Phần X
Mã hàng: ABCD.EF.IK
Trong đó:
X: Số thứ tự phần HS Code có đến 21 phần, mỗi phần sẽ có 1 chú giải riêng. Số phần được quy định viết bằng số La Mã
AB: Số chương được quy định là 2 số đầu trong mã, mô tả tổng quát về loại hàng hóa. Theo quy định có 97 chương quốc tế.
CD: Mã hiệu nhóm thể hiện phân loại nhóm sản phẩm
EF: Mã hiệu phân nhóm thể hiện phân nhóm chi tiết dưới nhóm
IK: Mã hiệu phân nhóm phụ, mã này do mỗi quốc gia quy định.
Phân nhóm phụ ở mỗi quốc gia có thể sẽ có quy định khác nhau. Ví dụ cùng là một con dê dùng để nhân giống, với Việt Nam mã HS là 0104.20.10 tuy nhiên với quốc gia khác thì nó lại có mã 0104.20.XX. vậy nên, khi thể hiện mã HS trên chứng từ như IV, PL, CO ta nên để HS code ở cấp 6 số.
Ví dụ về mã HS Code là 0104.20.10, với mã HS này ta đọc được các thông tin sau:
– 01: Thể hiện chương 01 – Chương: Động vật sống
– 04: Thể hiện Nhóm: Cừu và Dê sống
– 20: Thể hiện phân nhóm: Dê
– 10: Thể hiện phân nhóm phụ : Loại thuần chủng để nhân giống
6. Công cụ tra mã HS nhanh
Mã HS Code là mã định danh của hàng hóa nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến thuế xuất nhập khẩu, giá cả hàng hóa. Khi nhập hay xuất một mặt hàng việc cần làm đầu tiên là phải xác định được mã HS của mặt hàng đó hay không? Dưới đây là ba cách giúp cho doanh nghiệp xác định được mã HS một cách nhanh chóng và chính xác.
Để tra cứu đúng chúng ta cần nắm rõ được mô tả hàng hóa: modul, tình trạng hàng hóa ( cũ hay mới), thông số kỹ thuật (nếu có)…
Cách 1: Tra cứu mã HS trên website:
+ Thông qua website của Hải quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/
+ Thông qua Website tra cứu HS quốc tế :https://www.exportgenius.in/hs-code/vietnam
Cách 2: Tra cứu trên biểu thuế Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023
Bước 1: Để tra cứu nhanh và chính xác bạn cần nắm vững 6 quy tắc tra cứu HS code
Bước 2: Mở file bảng biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, sau đó ấn phím CTRL + F: nhập từ khóa liên quan đến hàng hóa vào ô tìm kiếm, tìm kiếm và tra cứu các mã HS code phù hợp với mô tả, chủng loại,…
Cách 3: Hỏi người có kinh nghiệm
Đầu tiên bạn có thể hỏi những người đã có kinh nghiệm (anh/ chị đồng nghiệp trong công ty , nhóm, đối tác,) đã làm nhiều lô hàng đó nhiều lần.
Bạn có thể hỏi những công ty Logistics, công ty cung cấp dịch vụ thông quan hàng hóa hoặc bạn có thể hỏi trên các hội, nhóm, diễn đàn về xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, bạn có thể hỏi HS Code từ người bán phía nước ngoài. Mã HS có thể khác nhau ở 2 số cuối nên ta chỉ tham khảo ở cấp 6 số
Với các trường hợp hàng hóa mới, khó xác định mã HS ta làm đơn gửi Hải quan nhờ trợ giúp.