Kế Toán Xây Dựng Là Gì? Cần Làm Những Gì?
1. Kế toán xây dựng là gì? Có đặc thù gì?
Kế toán xây dựng là người đảm nhiệm việc bóc tách các chi phí để hạch toán dựa trên giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. Việc bóc tách này nhằm hiểu rõ được những chi phí trong dự toán từ đó giúp kế toán có thể hạch toán đúng.
Mỗi dự án, công trình xây dựng có mỗi hạng mục dự toán riêng. Kế toán xây dựng sẽ dựa vào những hạng mục này để bóc tách các chi phí cho từng công trình khác nhau. Kế toán xây dựng sẽ được tổng hợp chi phí riêng ở mỗi công trình, khác với kế toán thương mại dịch vụ. Giá trị của công trình nào thì sẽ được kế toán tổng hợp và hạch toán vào công trình đó.
Đặc điểm chung của kế toán công ty xây dựng
Việc xây dựng bất kỳ công trình nào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố do vậy giá xây dựng ở mỗi nơi là khác nhau, kế toán xây dựng phải vận dụng giá hợp lý cho mỗi công trình khác nhau, đồng thời cũng phải căn cứ vào dự toán để xác định tiêu hao ngày công, vật tư,… chứ không hoàn toàn xác định theo trị giá.
– Kế toán xây dựng sẽ bóc tách các chi phi để hạch toán dựa giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. Việc bóc tách chi phí trong mỗi dự án dự thầu xây dựng này nhằm mục đích hiểu rõ được những chi phí trong dự toán như thế nào giúp cho kế toán có thể hạch toán đúng.
– Mỗi một công trình xây dựng sẽ đi kèm với mỗi hạng mục dự toán riêng. Kể toán sẽ dựa vào mỗi hạng mục này để tách chi phí cho từng công trình khác nhau. Sự khác biệt giữa kế toán xây dựng với kế toán thương mại dịch vụ đó mỗi một công trình sẽ được tổng hợp chi phí riêng. Giá trị của công trình nào sẽ được kế toán tổng hợp và hạch toán vào công trình đó.
– Kế toán sẽ lên bảng tổng hợp để tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu của công trình dựa vào bảng dự toán được cung cấp bởi bộ phận kỹ thuật. Dựa vào các chi phí đó để xác định số lượng hóa đơn phù hợp để đưa vào hạch toán đó có tương đương hay không?
– Kế toán xây dựng sẽ phải lên giá thành khi xây dựng công trình. Giá thành của vật liệu xây dựng phụ thuộc vào nơi thực hiện công trình đó. Mỗi tỉnh thành phố khác nhau sẽ có giá thành nhập nguyên vật liệu công cụ dụng cụ khác nhau vì vậy kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh là khác nhau. Tránh trường hợp áp dụng giá vật liệu xây dựng ở Hà Nội cho giá vật liệu xây dựng ở Hải Phòng.
– Một công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán. Bên cạnh việc hạch toán thường xuyên và kết chuyển các chi phí trong kỳ. Kế toán xây dựng cũng cần phải theo dõi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở cho từng công trình để biết được mình có bỏ sót chi phí nào không trong các báo cáo kế toán tài chính.
– Giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khi được xuất ra phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình
– Phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình khi hoàn thiện quá trình xây dựng để lập báo cáo kế toán tài chính
– Cuối cùng là xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành
2. Kế toán xây dựng cần làm những gì?
– Theo dõi thường xuyên, bám sát dự toán để kịp thời hỗ trợ đưa nguyên liệu, vật liệu vào công trình nhằm đảm bảo đúng tiến độ thi công.
– Lập và theo dõi bảng lương của người lao động cho từng tiến độ thi công công trình
– Theo dõi chi phí chung phục vụ công trình và chi phí cho máy thi công
– Lập và phân bổ chi phí, tính giá thành cho từng hạng mục công trình, từng công trình khi được nghiệm thu
– Lập báo cáo về tình hình nguyên liệu, vật liệu, kế toán, thuế theo tháng, quý
– Lập BCTC cuối năm và quyết toán thuế
– Sắp xếp, lưu trữ sổ sách, chứng từ cẩn thận, khoa học và dễ tìm kiếm. Đặc biệt là những chứng từ phát sinh, các biên bản nghiệm thu toàn bộ, theo từng giai đoạn và thanh lý hợp đồng
– Đối chiếu, so sánh số liệu thực tế phát sinh và số liệu trong dự toán
– Khi doanh nghiệp cần làm việc với các cơ quan Nhà nước thì kế toán xây dựng sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp
3. Quy trình kế toán công ty xây dựng
Trên đây là một số đặc điểm chung để chúng ta có hiểu sơ qua được kế toán xây dựng cần làm những gì cần biết và thực hiện trong quá trình làm việc.
Đọc và phân tích bóc tách dự toán để tính toán chi phí công trình
Đây là bước khởi đầu của kế toán xây dựng sau khi một công ty trúng thầu dự án xây dựng.
Những công việc kế toán xây dựng cần làm
Bóc tách các hạng mục dự thầu là vô cùng quan trọng
Đầu tiên kế toán xây dựng phân tích hợp đồng ký kết giữa công ty và chủ thầu để biết được các vấn đề như sau:
- Tổng giá trị công trình là bao nhiêu
-
- Thời hạn thi công
- Thời hạn bảo hành
- Phương thức thanh toán: Tiền mặt hay ngân hàng. Thanh toán theo tháng, theo quý,…