Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất và 4 lưu ý khi ký kết
Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kế toán

Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất và 4 lưu ý khi ký kết

Hợp đồng khoán việc được sử dụng khá phổ biến khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê  công nhân thực hiện công việc ngắn hạn, không cố định. Sau đây là hợp đồng khoán việc mẫu chuẩn và một số lưu ý khi ký kết.

1. Hợp đồng khoán việc là gì? Gồm mấy loại?

Khái niệm “hợp đồng khoán việc” không được ghi nhận cụ thể trong văn bản pháp luật nào nhưng đây là một loại hợp đồng dân sự được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch.

Hợp đồng khoán việc là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc, theo đó, bên nhận khoán việc có trách nhiệm hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu của bên khoán việc; còn bên khoán việc có trách nhiệm chi trả thù lao cho bên nhận khoán việc theo số tiền đã thỏa thuận.

Hiện nay, phổ biến có 02 loại hợp đồng khoán việc chủ yếu sau đây:

(1) Hợp đồng giao khoán việc toàn bộ: Đây là loại hợp đồng trong đó bên khoán việc sẽ trao cho bên nhận khoán việc toàn bộ chi phí để hoàn thành công việc bao gồm cả chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

(2) Hợp đồng khoán việc từng phần: là loại hợp đồng mà người nhận khoán việc phải tự chuẩn bị các công cụ, dụng cụ để hoàn thành công việc; người khoán việc chỉ chi trả một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ, dụng cụ lao động.

2. Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất hiện nay

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

(Số:… /20… /HĐKV)

Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ ……………………………;

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm …., tại ……………………………

Chúng tôi gồm:

BÊN A (Bên giao khoán): ……………………………………………………….

Đại diện: ……………………………… Chức vụ: ………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………..……………

Mã số thuế: …………………………………………………………………………….

Số tài khoản:…………………………. Tại Ngân hàng:………………..

BÊN B (Bên nhận khoán):………………………………………………

Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD:………………..Nơi cấp:………………. Ngày cấp:……..

Sau khi thỏa thuận, hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Nội dung công việc(1)

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Điều 2. Nơi làm việc(2)

…………………………………………………………………………

………………………………………………………………………..

Điều 3. Tiến độ thực hiện công việc

Bên B phải thực hiện công việc đã ghi tại Điều 1 trong vòng ….. ngày, tính từ ngày……/…./…… đến ngày …../…../…..

Điều 4. Lương khoán

– Số tiền: ……………..VNĐ.

Bằng chữ:……………………………….

– Nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân: Tiền lương khoán nêu trên chưa bao gồm tiền thuế thu nhập cá nhân. Bên A có trách nhiệm nộp tiền thuế thu nhập cá nhân thay cho bên B.

– Thời hạn thanh toán: Sau khi bên B đã hoàn thành công việc ghi tại Điều 1.

– Hình thức thanh toán: Chuyển khoản/tiền mặt.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

– Yêu cầu bên B thực hiện đúng phần công việc đã ghi tại Điều 1, trong thời gian tại Điều 3.

– Thanh toán đầy đủ số tiền lương khoán cho bên B theo Điều 4 khi bên B đã hoàn thành công việc ghi tại Điều 1.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

– Được cấp phát vật tư, công cụ, dụng cụ để thực hiện công việc (nếu có) (4).

– Được trả lương theo Điều 4 sau khi hoàn thành công việc theo Điều 1 với thời hạn tại Điều 3.

– Thực hiện đúng công việc đã ghi tại Điều 1.

– Hoàn thành công việc đúng thời hạn đã ghi tại Điều 3.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 7. Điều khoản chung

– Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này.

– Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và tự động thanh lý khi hai bên đã hoàn thành trách nhiệm với nhau.

– Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản./.

BÊN A
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

BÊN B
(ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng khoán việc

(1) Công việc mang tính chất thời vụ, không thường xuyên.

Ví dụ: Lắp đặt điều hòa; sửa chữa, nâng cấp nhà;….

(2) Ghi địa chỉ cụ thể của công việc.

Ví dụ: Tại nhà ông Nguyễn Văn A, số 8 phố X, đường Y, quận Z, tỉnh H.

(3) Tùy theo hình thức khoán trọn gói hay khoán nhân công và sự thỏa thuận ban đầu.

(4) Phụ thuộc vào hình thức khoán. Nếu khoán nhân công thì bên nhận khoán không được nhận công cụ, dụng cụ để thực hiện công việc.

3. 4 lưu ý khi ký kết hợp đồng khoán việc

3.1. Trường hợp nào nên ký hợp đồng khoán việc?

Hợp đồng khoán việc thường được các doanh nghiệp lựa chọn ký với các cá nhân trong trường hợp thực hiện các công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, công việc không thường xuyên, cố định mà chỉ mang tính nhất thời.

Trong khi đó, đối với những công việc mang tính chất ổn định và lâu dài thì doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động đối với người lao động theo một trong trong 02 loại sau:

– Hợp đồng lao động có thời hạn: Thời hạn do các bên tự thỏa thuận nhưng tối đa không quá 03 năm.

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng này mà các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Lưu ý: Hợp đồng khoán việc tuyệt đối không được có nội dung thể hiện sự quản lý, điều hành, giám sát của doanh nghiệp nếu không hợp đồng này sẽ được coi là hợp đồng lao động. Lúc này, doanh nghiệp còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động.

Mức phạt đặt ra đối với người sử dụng lao động vi phạm là từ 02 đến 25 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm (theo khoản 1 Điều 9 Nghị định). 

Nội dung tổ chức công tác kế toán
Mẫu hợp đồng khoán việc được sử dụng khi nào? (Ảnh minh họa)

3.2. Hợp đồng khoán việc khác gì so với hợp đồng lao động?

Có thể phân biệt hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động thông qua một số tiêu chí sau:

Tiêu chí

Hợp đồng khoán việc

Hợp đồng lao động

Tính chất công việc thỏa thuận trong hợp đồng

Mang tính thời vụ, ngắn hạn, không ổn định

Mang tính ổn định, lâu dài.

Sự quản lý trong việc thực hiện công việc

Bên nhận khoán việc chủ động thực hiện công việc miễn sao đảm bảo yêu cầu và thời hạn bàn giao kết quả công việc cho bên khoán việc

Người lao động làm việc dưới sự chỉ đạo, giám sát của người sử dụng lao động.

Chi phí

Bên khoán việc có thể phải trả toàn bộ chi phí để hoàn thành công việc bao gồm cả chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

Người sử dụng lao động chỉ phải trả tiền công, tiền lương cho người lao động thực hiện công việc theo thỏa thuận.

3.3. Ký hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc chỉ áp dụng đối với các trường hợp ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Do đó, trường hợp ký hợp đồng khoán việc, bên khoán việc (tức doanh nghiệp) và bên nhận khoán việc (tức tổ chức, cá nhân) đều không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu khi về già, người nhận khoán việc có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại địa phương nơi cư trú.

Thực tế có không ít trường hợp cố tình ký hợp đồng lao động ẩn dưới cái tên hợp đồng khoán việc để tránh việc phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bị phát hiện thì tùy vào số lượng người lao động bị ký sai loại hợp đồng, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 04 đến 50 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 9 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

3.4. Ký hợp đồng khoán việc phải đóng thuế TNCN bao nhiêu%?

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2023, thu nhập từ hợp đồng khoán được xác định thuộc nhóm các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nên thù lao từ hợp đồng khoán việc sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân.

Việc đóng thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này được ghi nhận tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Theo đó, nếu thu nhập từ hợp đồng khoán việc có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên thì cá nhân nhận khoán việc sẽ phải trích 10% thù lao để đóng thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN để doanh nghiệp tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Đến cuối năm cá nhân đó sẽ phải thực hiện quyết toán thuế với chi cục thuế.

Ngược lại, nếu thu nhập từ hợp đồng khoán việc có giá trị dưới 02 triệu đồng sẽ cá nhân không bị tính thuế thu nhập cá nhân.