Bảo hiểm tự nguyện có kèm quyền lợi bảo hiểm y tế không?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện hay còn được gọi là bảo hiểm tự nguyện hiện đang là một trong những giải pháp tối ưu giúp lao động tự do có lương hưu khi về già. Vậy khi tham gia bảo hiểm tự nguyện có bảo hiểm y tế không?
1. Bảo hiểm tự nguyện có bảo hiểm y tế không?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà tại đó, người tham gia được lực chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình, đồng thời còn được nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Cùng với đó, khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội cũng nêu rõ 02 nhóm chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm: Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Như vậy, có thể thấy, bảo hiểm tự nguyện không bao gồm quyền lợi về bảo hiểm y tế.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được các quyền lợi thuộc chế độ hưu trí và chế độ tử tuất bao gồm: Hưởng lương hưu khi đủ tuổi và đóng bảo hiểm từ đủ 20 năm trở lên hoặc chọn rút bảo hiểm xã hội một lần, thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất khi người lao động không may qua đời.
Người lao động tự do tham gia bảo hiểm tự nguyện muốn hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế phải đăng ký mua thêm bảo hiểm y tế hộ gia đình.
2. Không đi làm công ty nhưng muốn hưởng BHYT thì phải làm sao?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động đi làm công ty tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Số tiền đóng bảo hiểm y tế được đóng cùng lúc với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng.
Trường hợp không đi làm công ty, đồng thời cũng không thuộc các đối tượng ưu tiên được cơ quan bảo hiểm xã hội, ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế thì người lao động có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình để được hưởng các quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú có thể đăng ký mua bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Do đó, để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế, người lao động tự do phải cùng các thành viên khác trong gia đình (người chưa tham gia BHYT) đăng ký mua bảo hiểm y tế.
Căn cứ Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, người dân muốn mua bảo hiểm y tế hộ gia đình có thể đến các đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú để đăng ký.
Để tiện cho việc đi lại, người dân có thể tra cứu địa chỉ của các đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú tại link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/diem-thu-dai-ly.aspx.
3. Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm e Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, số tiền mà người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình phải đóng được quy định như sau:
Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ nhất |
= |
4,5% |
x |
Mức lương cơ sở |
x |
06 tháng/01 năm |
Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ hai |
= |
70% |
x |
4,5% |
x |
Mức lương cơ sở |
x |
06 tháng/01 năm |
Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ ba |
= |
60% |
x |
4,5% |
x |
Mức lương cơ sở |
x |
06 tháng/01 năm |
Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ tư |
= |
50% |
x |
4,5% |
x |
Mức lương cơ sở |
x |
06 tháng/01 năm |
Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ năm trở đi |
= |
40% |
x |
4,5% |
x |
Mức lương cơ sở |
x |
06 tháng/01 năm |
Thành viên |
Mức đóng theo tháng |
Mua BHYT 6 tháng |
Mua BHYT 01 năm |
Người thứ 1 |
81.000 đồng |
486.000 đồng |
972.000 đồng |
Người thứ 2 |
56.700 đồng |
340.200 đồng |
680.400 đồng |
Người thứ 3 |
48.600 đồng |
291.600 đồng |
583.200 đồng |
Người thứ 4 |
40.500 đồng |
243.000 đồng |
486.000 đồng |
Từ người thứ 5 trở đi |
32.400 đồng |
194.400 đồng |
388.800 đồng |