Gợi ý một số tên đề tài báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp thường gặp: Kết cấu chung của một báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Tài liệu kế toán cho sinh viên
Tài liệu kế toán cho sinh viên

Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp

1. Gợi ý một số tên đề tài báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp thường gặp:

  • Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
  • Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại…..
  • Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Chính sách đòn bẩy tài chính
  • ……

 

Đề tài báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp 

2. Kết cấu chung của một báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp

Một báo cáo thực tập nói chung và báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp nói riêng bao giờ cũng phải có phần Mở đầu nêu lên tính cấp thiết (Vai trò) của đề tài; phần Kết luận để tóm lược lại những ý chính đã giải quyết được trong báo cáo. Ngoài ra, báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp gồm 3 phần chính như sau:

a. Phần 1: Cơ sở lý luận của hoạt động phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Trong phần cơ sở lý luận, bạn cần nêu được khái niệm, vai trò, chức năng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Đồng thời nêu các bước phân tích, các chỉ tiêu: công thức và ý nghĩa của các chỉ tiêu cần phân tích trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Phần thứ hai bạn cần nêu được là giới thiệu về doanh nghiệp bạn phân tích. Trong đó, bạn cần nêu được tóm tắt quy mô, cơ cấu vốn của doanh nghiệp đó.

b. Phần 2: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Trong phần 2 là phần quan trọng nhất bạn cần phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và sự thay đổi trong các chỉ tiêu trọng yếu trong vòng tối thiểu 3 năm gần nhất.

Bạn lấy số liệu từ các báo cáo tài chính tổng hợp của doanh nghiệp, tính toán các chỉ tiêu và đưa ra những nhận xét về các chỉ tiêu đó.

Ngoài ra, báo cáo cần có sự so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các năm với nhau. Năm sau so với năm trước tăng bao nhiêu? Số tuyệt đối, số tương đối thế nào? Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không?….

Tùy thuộc vào tên đề tài mà bạn lựa chọn, bạn chọn ra một vài chỉ tiêu liên quan quan trọng nhất để phân tích sâu hơn, kỹ hơn các chỉ tiêu khác.

Qua phần phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp, bạn sẽ đưa ra nhận xét của mình về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp từ đó có thể đề xuất ra các giải pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu cho phần thứ 3.

c. Phần 3: Giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính doanh nghiệp

tu-van-tai-chinh-doanh-nghiep

Phần này, bạn cần đưa ra được các giải pháp để cải thiện các tồn tại trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp để doanh nghiệp có cơ cấu tài chính, có kế hoạch sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.

Bạn cũng có thể đưa ra những đóng góp, định hướng giúp doanh nghiệp quản lý tình hình tài chính tốt hơn trước sự thay đổi các chính sách, sự thay đổi của thị trường trong tương lai.